Công ty TEKCOM: Mang sức trẻ ra thế giới
Là doanh nghiệp mới thành lập được hơn 10 năm trở lại đây, và mới chỉ chính thức kinh doanh ván ép ứng dụng cho xây dựng, và ván cốt pha, nhưng Tekcom đã đạt được những bước tiến lớn trong việc phát triển thị trường, cũng như nâng cao hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nắm bắt nhu cầu trong việc sử dụng gỗ dán (plywood) trong xây dựng tăng cao, ứng dụng trong xây dựng khoảng 30-40%, còn lại là ứng dụng trong bao bì, nội thất và ván sàn, Tekcom bắt đầu tập trung chiếm lĩnh thị trường này và gần như ngay lập tức đạt được những kết quả kinh doanh khả quan. Năm 2017 doanh thu khoảng 1000 tỉ trong đó từ thị trường nội địa chiếm 35% còn lại là doanh thu từ xuất khẩu, và năm 2018 dự kiến doanh thu là 1400 tỉ. Thị trường xuất khẩu đi trên 25 quốc gia, với thị trường chính là Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Vùng Vịnh, ngoài ra còn xuất khẩu sang các nước trong aSEaN. Lý do doanh nghiệp chọn thị trường Thổ Nhĩ Kỳ này là tránh cạnh tranh với Trung Quốc. Năm 2012 doanh nghiệp sản xuất 6000 m3 ván ép, tăng lên gấp đối vào năm 2013 và 40.000 m3 vào năm 2014, 60.000 m3 vào 2015, 2016 đạt công suất thiết kế là 90.000 m3, đến năm 2017 là 120.000 m3 và 2018 dự kiến là 180.000 m3, với toàn bộ là ván phủ phim.
Hiện tại Tekcom đang xây dựng nhà máy thứ hai với công suất 160.000 m3/năm. Với sản phẩm chính là ván nền cho ván sàn và sản phẩm ván ép dùng cho đồ gồ. Sản phẩm ứng dụng làm vách ngăn, cốt cho cabinet, và các ứng dụng đồ gỗ. Để sản xuất gỗ dán đòi hỏi rất nhiều hiểu biết chuyên sâu về gỗ dán và các bước về công nghệ thì mới có được sản phẩm chất lượng tốt. Gỗ dán có 3 dạng sản xuất: sản xuất thủ công: hiện Trung Quốc và Việt Nam đang làm; sản xuất bán tự động: như Malaysia và Indonesia đang làm; sản xuất tự động hoàn toàn như Nga, Phần Lan, Thụy Điển.
Doanh nghiệp chọn đầu tư vào nhà máy gỗ dán ở Việt Nam làm theo hướng thủ công nhiều, do đặc thù về nguyên liệu của Việt Nam nhỏ, nếu đầu tư dây chuyền tự động bóc thì cần nguyên liệu đầu vào lớn mà ở Việt Nam không thể bóc được, do vậy phải bóc thủ công, nhược điểm của bóc thủ công là chất lượng không cao, độ dày đồng đều, chất lượng nên bề mặt khong tốt, với chất lượng đó chỉ làm sản phẩm ứng dụng cho bao bì và xây dựng. Nếu để làm ván sàn hoặc ván dùng làm trang trí trong nội thất và ứng dụng trong nội thất là rất khó.
Trong thời gian tới, Tekcom đang tìm hướng chuyển sang sản xuất tự động, với nguồn nguyên liệu nhập khẩu chất lượng cao, ổn định như nguồn từ Nam Mỹ, Bắc Mỹ, nguồn gỗ này chỉ nhập phẩm thấp cấp dùng để bóc, nhập về sản xuất các sản phẩm có phẩm chất cao như gỗ dán dùng cho ván sàn, đồ gỗ và ván trang trí. Trong khi nguồn gỗ trong nước thì Tekcom hướng đến mua gỗ keo và bạch đàn, và đa dạng hóa các nhà cung cấp ở miền Trung.
Dòng sản phẩm của công ty sản xuất ở mức chất lượng cao, và hướng tới những thị trường xuất khẩu có chất lượng sản phẩm bằng với chất lượng của các doanh nghiệp Indonesia và Malaysia. Vì vậy, Tekcom đang hướng tới việc phát triển mạnh mẽ về thương hiệu trong những năm tới, cũng như nâng cao hình ảnh ngành gỗ trên thị trường quốc tế.
GỖ VIỆT số 100
- Xuất khẩu gỗ cứng xẻ Hoa Kỳ sang châu Á tăng mạnh trong năm 2017
- DAO BÀO XOẮN: Dẫn đầu cuộc cách mạng công nghệ gỗ
- CÔNG TY HẢI THỊNH: Nắm thị hiếu chiếm lĩnh thị trường
- CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN: Phát triển nhờ nền tảng vững vàng
- Công ty Hào Hưng: Mô hình phát triển bền vững
- Khai mở thị trường, hướng tới phát triển
- Công ty Tài Anh: Mở hướng phát triển từ châu Phi
- Công ty Cổ phần La Xuyên Vàng: Vượt thách thức, giữ thị trường nội địa
- Làng nghề mộc Liên Hà: những bước tiến của mô hình cụm làng nghề
- Tổng kết thường niên PEFC Cho một liên minh vững mạnh
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh