Công ty Tài Anh: Mở hướng phát triển từ châu Phi
Là một trong những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành gỗ Việt Nam, Công ty TNHH XNK Tài anh đã trở thành một trong những hình mẫu cho các công ty khác học hỏi về quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như tìm kiếm những nguồn cung gỗ nguyên liệu đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp. Tại hội thảo "Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới năm 2017" mới đây, ông Hà Đăng Tài đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với Tạp chí Gỗ Việt về quá trình tìm kiếm nguồn cung gỗ từ châu Phi, nơi cung cấp cho doanh nghiệp nguồn gỗ dồi dào và phong phú về chủng loại, cũng như đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ.
Thưa ông, ông hãy chia sẻ cho độc giả Gỗ Việt về lần đầu tiên ông tìm đến nguồn gỗ nguyên liệu từ châu Phi như thế nào không?
Ông Hà Đăng Tài – Giám đốc công ty TNHH XNK Tài anh: Sau khi khai thác thành công gỗ từ thị trường Lào, vào những năm 2007 - 2008, tôi bắt đầu chuyển hướng sang lục địa đen, theo tôi đánh giá, đây là thị trường đầy tiềm năng cả về số lượng và chất lượng gỗ. Nhưng lúc đầu, tôi chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu, vì châu Phi dù đầy hấp dẫn nhưng rộng lớn và quá lạ lẫm... Mà lúc đó, Việt Nam chỉ vừa mới đại sứ quán tại Nam Phi.
Nhưng vốn tính đã quyết thì phải làm cho được, tôi đã tìm các đầu mối quan hệ lần các mối quan hệ, đi khắp các nước trong khu vực. Rồi tôi bắt được manh mối và có chuyến đi đầu tiên tới Cameroon, ở đây tôi đã gõ cửa Phòng Thương mại Cameroon, tiếp cận với nguồn gỗ bạt ngàt của châu Phi, mở đầu cho những chuyến con thoi sau đó tới lục địa này.
Các thủ tục mở LC, thuê tàu được hoàn tất, chuyến thứ nhất gỗ về an toàn. Chuyến thứ 2, tôi mua 40 container với 800 m3 gỗ Lim, nhưng chỉ còn 28 container khi về tới cảng.
Tuy nhiên, khi mọi thứ trở nên quen thuộc, các thủ tục và phương pháp giao nhận được vận hành trơn tru, chúng tôi đảm bảo được khối lượng gỗ và sự an toàn của chúng về tới Việt Nam và góp phần nâng cao giá trị của công ty Tài anh.
Ông có thể cho biết nguồn gỗ nhập khẩu từ châu Phi có thay đổi thế nào so với các nguồn khác, và nó sẽ biến đổi như thế nào trong tương lai?
Do các nguồn cung từ một số nước hạn chế như Lào, trước đây gỗ nhập từ Lào tính pháp lý rất kém. Công ty Tài anh sau đó đã phải sang châu Âu, châu Phi tìm nguồn cung hợp pháp. Trong năm 2017 này, chúng tôi có thể nhập khẩu tới 170.000 m3 từ châu Phi, nhưng khó khăn hiện tại của chúng tôi là vướng giấy phép CITES, đây là quy định theo thông lệ quốc tế.
Tôi nhận thấy rằng, gỗ Lim được người Việt ưa chuộng làm nhà, đồ gỗ nội thất, hoặc gỗ Hương, Căm xe của Myanmar, Campuachia hay Việt Nam, nhưng khối lượng giảm đi nhiều. Trong khi đó, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi tăng lên và giá gỗ của hợp lý hơn, đồng thời, gỗ của châu Phi có nhiều loại có vân đẹp, tương đương với các loại gỗ Lim, Cẩm, Hương ở Việt Nam, và khi giá cả phải chăng hơn, thì nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi tăng lên là hợp lý. Tôi đánh giá Việt Nam là thị trường tiêu thụ đồ gỗ rất lớn, hiện nay Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm gỗ từ Trung Quốc, nhưng khối lượng đang giảm dần, dù còn bất thường khi những sản phẩm nội thất có thể sản xuất được trong nước nhưng lại phải nhập khẩu.
Là doanh nghiệp có kinh nghiệm nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi, ông có thể cho biết có những rủi ro nào phát sinh trong quá trình giao thương?
Tài anh là một trong những công ty nhập khẩu gỗ nhiều nhất từ châu Phi về Việt Nam, lý do thủ tục, giấy tờ từ các nguồn khác như Lào, Cambodia không rõ ràng nên công ty mới chuyển sang nhập khẩu gỗ châu Phi. Công ty Tài anh mua qua các công ty của châu Âu, Công ty của Mỹ và công ty của Trung Quốc. Những công ty này mua rừng ở châu Phi và tiến hành khai thác và bán cho các nước, nên rất bảo đảm về nguồn cung và khối lượng khi giao hàng.
Rủi ro duy nhất mà chúng tôi thấy cần phải thận trọng đó là nhập khẩu các loại gỗ nằm trong CITES, nếu các doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu này thì hoàn toàn có thể yên tâm nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ châu Phi.
Vậy CITES là một trong số những tiêu chuẩn quan trọng cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liễu từ châu Phi?
Đúng vậy, vì đây là xu hướng chúng trên thế giới, các nước đều sử dụng gỗ hợp pháp và có nhiều hệ thống giấy phép để bảo đảm nguồn gỗ có xuất xứ hợp pháp và an toàn. Đợt vừa rồi, đã có một số loài gỗ đưa vào phụ lục của CITES trong khi Việt Nam là một thành viên tham gia công ước này nên bắt buộc phải thực thi.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi vừa rồi!
GỖ VIỆT số 94
CẨM LÊ
- Công ty Cổ phần La Xuyên Vàng: Vượt thách thức, giữ thị trường nội địa
- Làng nghề mộc Liên Hà: những bước tiến của mô hình cụm làng nghề
- Tổng kết thường niên PEFC Cho một liên minh vững mạnh
- Công ty tân Đại Việt Lấy uy tín chất lượng làm động lực phát triển
- Mỹ áp Thuế Trung Quốc:Cơ hội của đồ gỗ Việt Nam
- Gỗ sồi có thực sự thiếu hụt?
- Doanh nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai CÓ LO NGẠI VỚI FLEGT?
- Đầu tư công nghệ: Sự bảo đảm cho phát triển
- Kinh tế Việt nam: Động cơ 4 thì, nhưng chỉ mình FDI là ổn
- Doanh nghiệp là đại sứ của Việt Nam
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh