Công ty Cổ phần La Xuyên Vàng: Vượt thách thức, giữ thị trường nội địa
Là doanh nghiệp còn non trẻ, (mới chỉ thành lập từ năm 2007 và bắt đầu hoạt động từ năm 2009) nhưng Công ty Cổ phần La Xuyên Vàng đang từng bước chinh phục thị trường nội địa theo những cách riêng của mình.
NẮM CHẮC THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Ông Nguyễn Văn Chiến, Tổng giám đốc công ty cổ phần La Xuyên cho biết, tôn chỉ của công ty đơn giản đến không ngờ, với mục tiêu duy nhất là hoạt động hiệu quả, chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiếp cận các công trình xây dựng, các dự án lớn trong cả nước. Và trong quá trình phát triển, cố gắng mở rộng thị phần ra ngoài biên giới Việt Nam.
Với số vốn 20 tỉ đồng đầu tư nhà xưởng, máy móc và cửa hàng trưng bày sản phẩm, La Xuyên Vàng đã tạo ra sự phát triển ổn định cho chính mình ở thị trường nội địa. Các sản phẩm bàn ghế nội thất mỹ nghệ và theo cả phong cách hiện đại của công ty được chào đón và ưa chuộng ở trong nước. Đó không phải là quá trình phát triển dễ dàng, nếu nhìn vào quãng thời gian hoạt động của công ty, cũng như khoản vốn phải bỏ ra để đầu tư cho cơ sở sản xuất là rất lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Chiến, công ty chọn lọc các sản phẩm chính để tiếp cận với xu hướng tiêu dùng nội địa, trong đó, chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ, đa năng và hiện đại của sản phẩm để chinh phục người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, cố gắng tìm kiếm những đơn hàng lớn là các dự án xây dựng trong nước để tạo thương hiệu, cũng như mở rộng thị phần, đối tác và các mối làm ăn lớn.
Đó là quá trình phát triển tương đối chắc chắn và căn cơ đối với La Xuyên Vàng trong gần 10 năm qua. Nó không chỉ giúp công ty tạo được chỗ đứng ở thị trường trong nước, mà còn giúp công ty tìm kiếm được những đối tác nước ngoài cho việc chế biến gỗ của mình.
Cho đến thời điểm này, qui mô công ty tương đối ổn định với hơn 100 lao động trực tiếp, cộng với 200 lao động vệ tinh, cùng với đó là cơ sở hạ tầng đủ lớn với 37.000 m2 nhà xưởng và cơ sở chế biến tại chỗ. Tuy nhiên, công ty cũng rất linh hoạt trong việc tìm hướng đi, đó là chú trọng đầu tư vào những hướng phát triển có tính thời điểm để tận dụng được tối đa nguồn lực của mình có trong tay.
HƯỚNG TỚI XUẤT KHẨU
Theo ông Nguyễn Văn Chiến, La Xuyên Vàng đã hợp tác với Công ty chế biến gỗ Alexander để tìm hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty. Với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, kỉ luật lao động, môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng và các tiêu chuẩn kĩ thuật khác, công ty đang xúc tiên nghiên cứu để thành lập một khu công nghiệp tập trung để tạo mặt bằng sản xuất, cũng như có nguồn nguyên liệu ổn định hợp pháp để đáp ứng yêu cầu đối tác.
Trước đó, La Xuyên Vàng đã tìm hướng xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nhưng thiếu bền vững, nên công ty hướng tới việc tìm kiếm những thị trường trong khu vực Đông Nam Á khác để đầu tư. Đó là trăn trở lớn của La Xuyên Vàng trong thời gian gần đây, khi công ty muốn tạo ra sự đột phá trong quá trình sản xuất và phát triển.
Với nguồn nguyên liệu gỗ đảm bảo nhập từ Nam Phi, La Xuyên Vàng tự tin vào khả năng đáp ứng được các tiêu chí về nguyên liệu của thị trường quốc tế, nhưng theo ông Chiến, doanh nghiệp vẫn cần rất nhiều nỗ lực để có thể bắt tay với các đối tác nước ngoài, tìm ra thị trường đích cho sản phẩm gỗ của mình.
GỖ VIỆT số 93
CẨM LÊ
- Làng nghề mộc Liên Hà: những bước tiến của mô hình cụm làng nghề
- Tổng kết thường niên PEFC Cho một liên minh vững mạnh
- Công ty tân Đại Việt Lấy uy tín chất lượng làm động lực phát triển
- Mỹ áp Thuế Trung Quốc:Cơ hội của đồ gỗ Việt Nam
- Gỗ sồi có thực sự thiếu hụt?
- Doanh nghiệp chế biến gỗ Đồng Nai CÓ LO NGẠI VỚI FLEGT?
- Đầu tư công nghệ: Sự bảo đảm cho phát triển
- Kinh tế Việt nam: Động cơ 4 thì, nhưng chỉ mình FDI là ổn
- Doanh nghiệp là đại sứ của Việt Nam
- Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh