Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT
Việt Nam bắt đầu đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT với Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ tháng 11/2010, và trong suốt quá trình đàm phán đã tổ chức rất nhiều cuộc họp tham vấn để thông tin tới cộng đồng các doanh nghiệp chế biến gỗ trong cả nước.
Theo ông Nguyễn Văn Hà - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, thông qua VPA/FLEGT, Việt Nam thể hiện sự cam kết của chính phủ và của người dân và cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ về chống buôn bán gỗ bất hợp pháp trên toàn cầu. Đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp khi xuất khẩu vào EU, tạo điều kiện cho DN mở rộng thị trường vào EU. Về cơ bản, hai bên đã nhất trí được căn bản khuôn khổ của Hiệp định, thống nhất các phụ lục.
Còn ông Bruno, Đại sứ liên minh châu Âu tại Việt Nam đánh giá, việc lãnh đạo Việt Nam và EU tích cực để thúc đẩy việc ký kết đàm phán dự kiến vào ngày 18 tháng 11 là kết quả tốt với Việt Nam. Và EU mong muốn hiệp định với Việt Nam sớm được thực hiện. Đối với các đối tác EU, họ cũng đã nỗ lực và hoàn thiện rất nhiều để thúc đẩy việc kí kết này. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới. Với nỗ lực của Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ và gỗ sản xuất có nhiều lợi ích cho Việt Nam trong việc làm và lợi ích kinh tế. Trong tương lai sẽ có nhiều đối tượng được hưởng lợi từ các canhs rừng tự nhiên.
Kí kết hiệp định này, cũng như một tuyên bố, Việt Nam sẽ song hành cùng với các quốc gia có nến kinh tế phát triển có hệ thống quản lý rừng tiến tiến bền vững. Nếu chúng ta có khả năng kết thúc được đàm phán vào tháng sau. Đây là việc mở ra giai đoạn mới trong quá trình thực hiện.
Chúng ta phải đảm bảo các thông tin và nhận thức đó được truyền đạt trong cả nước, điều này mới đảm bảo việc thực hiện Hiệp định thành công. Hy vọng với sự hỗ trợ của cá bên liên quan Hiệp định sẽ được triển khai thành công trong những thời gian tới.
Ông Trần Văn Triển, Cục Kiểm Lâm nhận định, Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp khi Hiệp định được kí sẽ tác động toàn bộ hệ thống kiểm soát gỗ trong nước và xuất khẩu. Từ các hộ chế biến kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức dù đang thương mại nội địa hay xuất khẩu, hay đồ gỗ sử dụng tại gia đình thì đều chịu tác động, chứ không phải chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU.
Bà Nguyễn Tường Vân - phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục lâm nghiệp cho biết, Việt Nam là một quốc gia đặc thù, vừa là quốc gia sản xuất vừa là quốc gia tiêu thụ gỗ. Hơn nữa với số lượng các hộ trồng rừng và các DN chế biến xuất khẩu nhiều, với hơn 4.500 DN, chiếm phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với đó là quy định về hồ sơ hợp pháp và kiểm tra trong lưu thông phụ thuộc vào nguồn gốc gỗ. Gỗ rừng trồng hộ gia đình và cao su không bắt buộc phải xác nhận bảng kê lâm sản. Chưa có hệ thống chứng chỉ quốc gia khi đàm phán và có các tổ chức NGO hoạt động trong lĩnh vực FLEGT và VPA rất ít, chưa hình thành mạng lưới. Đó cũng là những khác biệt mà Việt Nam tham gia đàm phán với EU khác với các nước khác.
Cấu trúc hiệp định VPA/FLEGT của Việt Nam rất khác với các quốc gia đã ký VPA với EU, do đặc thù của Việt Nam. Với đặc thù đó, Cấu trúc hiệp định VPA của Việt Nam với EU gồm 9 phụ lục: Danh mục hàng hóa đưa vào hiệp định VPA; Khuôn khổ định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam; Điều kiện cho phép lưu thông tự do các sản phẩm gỗ được cấp phép FLEGT của Việt Nam; Quy trình và thủ tục cấp phép FLEGT; Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (VN TLAS); Đề cương về giám sát độc lập hệ thống VN TLAS; Tiêu chí đánh giá tính sẵn sàng để cấp phép FLEGT của hệ thống VN TLAS; Công bố thông tin; Chức năng của Ủy ban thực hiện chung (JIC). Cho đến nay, hai bên đã thống nhất tất cả các vấn đề.
Về danh mục hàng hóa đối với VPA chỉ các sản phẩm nằm tại chương 44 và chương 94 mới cấp phép FLEGT.
Về Gỗ hợp pháp: là các sản phẩm gỗ được khai thác hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định khác liên quan của hiệp định này trong trường hợp gỗ nhập khẩu phù hợp với các quy định pháp luật của nước khai thác.
Về Ủy ban thực hiện chung: Ủy ban thực hiện chung sẽ thúc đẩy việc giám sát và rà soát hiệp định trong đó Thứ trưởng Bộ NN và PTNT và Đại sứ liên Minh EU tại VN sẽ đồng chủ trì.
Quá trình tham vấn: do hiệp định tác động tới cộng đồng DN rất lớn tới các hộ dân trồng rừng, do vậy việc tham vấn là cực kỳ cần thiết để giảm sự tác động tới cộng đồng DN và các hộ dân trồng rừng. Trong đó, tham vấn về các khía cạnh như kiểm soát gỗ nhập khẩu, phân loại tổ chức/ Doanh nghiệp (OCS), xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT. Nguồn gốc gỗ đi vào chuỗi cung ứng và kiểm soát gỗ nhập khẩu.
Quá trình tham vấn: do hiệp định tác động tới cộng đồng DN rất lớn tới các hộ dân trồng rừng, do vậy việc tham vấn là cực kỳ cần thiết để giảm sự tác động tới cộng đồng DN và các hộ dân trồng rừng. Trong đó, tham vấn về các khía cạnh như kiểm soát gỗ nhập khẩu, phân loại tổ chức/ Doanh nghiệp (OCS), xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT. Nguồn gốc gỗ đi vào chuỗi cung ứng và kiểm soát gỗ nhập khẩu.
GỖ VIỆT số 83
- Gỗ cứng Hoa Kỳ trong thư viện của HAWA
- TEKCOM nhà máy mới, sức bật mới
- Làm gì để tránh rủi ro cho doanh nghiệp nhỏ?
- TAVICO không những đem lại lợi ích Gỗ tây cho người Việt mà còn tạo ra liên kết chuỗi trong ngành
- Gỗ Trường Thành và bài học về tái cơ cấu
- BIFA TRÔNG CHỜ VÀO 6 THÁNG CUỐI NĂM
- Ứng phó giá dăm thấp: Tìm đầu ra cho doanh nghiệp
- Gỡ khó cho doanh nghiệp gỗ Bình Dương
- Triển khai Dự án SCORE: Cải thiện hiệu suất lao động
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với Doanh nghiệp: Đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nhân
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu