CÔNG TY HẢI THỊNH: Nắm thị hiếu chiếm lĩnh thị trường
Nằm trong làng nghề Vạn Điểm là một lợi thế với Công ty gỗ Hải Thịnh, nhưng để có thể phát triển trong xu thế hội nhập ngày càng nhanh của ngành gỗ Việt Nam, và thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng trong nước, Hải Thịnh đã phải mất nhiều thời gian để nắm được thị trường chính và xu hướng mua sắm của người Việt Nam trong nhiều năm qua.
Theo ông Phùng Đăng Tưởng – Giám đốc công ty Hải Thịnh, kiêm Chủ tịch Hội gỗ Vạn Điểm, hiện nay mỗi làng nghề đều có kênh phân phối riêng hướng tới các nhóm đối tượng riêng. Trên thực tế Vạn Điểm có mối liên quan tới khu vực miền Nam là do người Vạn Điểm làm ăn sinh sống ở khu vực Hố Nai nhiều, do vậy có kết nối với người địa phương với nhau, giúp cho hàng hóa bán vào trong thị trường miền Nam, bám sát với thị hiếu tiêu dùng của người trong Nam so với các làng nghề khác. Ở miền Nam họ không đòi hỏi kỹ thuật quá, họ cần giá thành cạnh tranh. Ngoài ra hàng vạn điểm có những sản phẩm tinh xảo bán cho khách tiêu dùng ngoài Bắc. Các gian hàng /showroom ở làng nghề thường phụ vụ cho khách hàng ngoài Bắc.
Đó là một đặc thù kinh doanh của làng nghề Vạn Điểm, và doanh nghiệp gỗ Hải Thịnh đã nắm bắt được hướng đi này, và coi đó là một trong những thị trường chính của Hải Thịnh. Sau đó, công ty bắt đầu điều tra thị hiếu người tiêu dùng, và phân khúc thị trường chính của Hải Thịnh, để có hướng sản xuất và phát triển tốt nhất. Cho đến nay, Hải Thịnh tự tin với việc nắm được phân khúc khách hàng phù hợp với hướng kinh doanh của mình, để tạo ra dòng sản phẩm thích hợp, cũng như tạo ra nét đặc thù riêng cho sản phẩm của Hải Thịnh.
Nguyên liệu để chế biến của công ty cũng có sự thay đổi lớn trong gần 10 năm qua, khi các sản phẩm đều được sản xuất từ gỗ Hương nhập khẩu từ châu Phi, vì vân gỗ Hương châu Phi đẹp hơn so với các loại đến từ Lào, Campuchia hay Trung Quốc. Nguồn nhập khẩu ổn định đã giúp công ty thực hiện được những kế hoạch của mình một cách dài hơi và dồi dào về mẫu mã.
GỖ VIỆT số 98
- CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN: Phát triển nhờ nền tảng vững vàng
- Công ty Hào Hưng: Mô hình phát triển bền vững
- Khai mở thị trường, hướng tới phát triển
- Công ty Tài Anh: Mở hướng phát triển từ châu Phi
- Công ty Cổ phần La Xuyên Vàng: Vượt thách thức, giữ thị trường nội địa
- Làng nghề mộc Liên Hà: những bước tiến của mô hình cụm làng nghề
- Tổng kết thường niên PEFC Cho một liên minh vững mạnh
- Công ty tân Đại Việt Lấy uy tín chất lượng làm động lực phát triển
- Mỹ áp Thuế Trung Quốc:Cơ hội của đồ gỗ Việt Nam
- Gỗ sồi có thực sự thiếu hụt?
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh