DOC tiếp tục gia hạn kết luận chống lẩn tránh thuế phòng vệ tủ gỗ Việt Nam
Đối với điều tra lẩn tránh thuế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam tới ngày 28/6 và ngày 26/9.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo thông báo của DOC, kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm dự kiến được ban hành vào ngày 14/6/2024. Đối với điều tra lẩn tránh thuế, DOC cũng đã tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Ngoài ra, DOC đã thiết lập mã vụ việc của nước thứ ba theo hệ thống tự động của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho Việt Nam: A-552-106-000 và C-552-107-000. Việc cập nhật mã vụ việc nhằm theo dõi các quy trình nhập khẩu sản phẩm liên quan vào Hoa Kỳ.
Đồng thời, DOC đã đưa ra dự thảo hướng dẫn về các quy trình và thủ tục nhằm xác minh nguồn gốc và phạm vi sản phẩm của tủ gỗ nhập khẩu, trong đó có những lưu ý về tạm ngừng thanh khoản và đặt cọc thuế; cơ chế chứng nhận của DOC và Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP). Đối với dự thảo hướng dẫn về các quy trình và thủ tục này, các bên quan tâm có thời hạn bình luận đến ngày 19/4/2024, và thời hạn đưa ra ý kiến phản biện (rebuttal comments) là ngày 26/4/2024.
Vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm và lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại bị DOC lần lượt khởi xướng từ tháng 5 và tháng 6/2022. Tháng 9/2023, DOC ban hành thông báo điều chỉnh kết luận sơ bộ tháng 3/2023, theo đó liệt kê 3 trường hợp tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam có các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc thuộc phạm vi của lệnh áp thuế gốc với Trung Quốc.
Trước đó, từ tháng 4/2020 đến nay, Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với tủ gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế chống trợ cấp là từ 13,33% đến 293,45%.
Gỗ Việt
- Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính gỗ dán cứng giai đoạn 1/1/2023 đến 31/12/2023
- Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn
- Ngành gỗ liên tục đổi mới để chiếm lĩnh thị trường ngách
- Gỗ biến tính nhiệt: Trợ lực mới cho thị trường nội thất
- Đưa nguồn gỗ hợp pháp đến làng nghề nhiều hơn
- Mục tiêu xuất khẩu gỗ năm 2024 đạt 17,5 tỷ USD có khả thi?
- Nâng tầm doanh nghiệp nội địa tiệm cận doanh nghiệp FDI
- Thích ứng với quy định chống mất rừng của EU: Đề cao vai trò quản lý nhà nước
- Danh sách các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Ngành gỗ nhìn từ mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Mỹ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu