Nâng tầm doanh nghiệp nội địa tiệm cận doanh nghiệp FDI
Là một hợp phần quan trọng không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam và ngành gỗ nói riêng, khối doanh nghiệp FDI chiếm từ 48 - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành và để xây dựng một ngành gỗ bền vững trong tương lai, nâng tầm doanh nghiệp nội địa tiệm cận với các doanh nghiệp FDI là rất quan trọng.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ tăng trở lại
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 10,91 tỉ USD, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022; đứng thứ 6 về trị giá trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,37 tỉ USD, giảm 21,5 so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 67,62% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, giảm so với tỉ trọng 69,43% của cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp FDI đạt 4,951 tỉ USD, giảm 21,32% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 45,38% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của toàn ngành. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt tỉ 4,498 USD, giảm 21,89% so với cùng kỳ năm 2022; chiếm 90,85% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp FDI và chiếm 60,97% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ toàn ngành.
Như vậy, nhóm doanh nghiệp FDI đóng góp vai trò quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ khi giá trị xuất khẩu của khối này hàng năm luôn chiếm từ 48 - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, khối doanh nghiệp FDI đã trở thành một hợp phần quan trọng không thể tách rời.
Mặc dù số lượng các dự án FDI đầu tư mới vào ngành gỗ suy giảm trong 2 năm 2021 và 2022 vì đại dịch Covid-19 nhưng khi đại dịch được kiểm soát, cho tới nay các dự án đầu tư mới, góp vốn mua cổ phần và tăng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ đã tăng trở lại.
Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam “Thực trạng và xu hướng phát triển giai đoạn từ năm 2020 đến 9 tháng 2023” do Tổ chức Forest Trends phối hợp với các Hiệp hội ngành gỗ vừa công bố cho thấy, đầu tư mới trong ngành gỗ chứng kiến sự tăng mạnh về số dự án FDI trên 1,25 lần và số vốn góp mới trên 2,5 lần trong 9 tháng 2023 so với cả năm 2022. Tương tự như đầu tư dự án mới, trong 9 tháng đầu năm 2023, số lượt và số vốn góp mua cổ phần tăng mạnh trên 1,2 lần so với cả năm 2022. Đáng chú ý, số dự án tăng vốn trong 9 tháng năm 2023 giảm, nhưng lại tăng về tổng số vốn góp trên 1,1 lần so với cả năm 2022.
Ngành gỗ Việt đón nhận 33 dự án FDI đầu tư mới vào ngành trong 9 tháng năm 2023, với tổng vốn đầu tư 217,56 triệu USD đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dẫn đầu trong danh sách các quốc gia đầu tư vào ngành gỗ trong 9 tháng năm 2023 như Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Cụ thể, Trung Quốc với 16 dự án mới với vốn đầu tư 79,29 triệu USD, chiếm 49,5% về số dự án và chiếm tới 36,4% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trong 9 tháng năm 2023. Hồng Kông (Trung Quốc) với 5 dự án mới, số vốn đầu tư 23,21 triệu USD, chiếm 15,2% về số dự án, 10,7% về tổng vốn đầu tư.
Nhật Bản với 3 dự án mới, số vốn đầu tư là 42,8 triệu USD, chiếm 9,1% về số dự án, nhưng chiếm tới 19,7% về số vốn đầu tư. Singapore với 2 dự án mới với số vốn 12,28 triệu USD, chiếm gần 6% về số dự và vốn đầu tư. Hàn Quốc với 2 dự án mới với số vốn 0,91 triệu USD.
Quy mô vốn bình quân đầu tư của mỗi dự án FDI mới trong 9 tháng năm 2023 khoảng 6,4 triệu USD/1 dự án, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2022. Xét về quy mô dự án theo quốc gia trong 9 tháng năm 2023, các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản có quy mô vốn trung bình mỗi dự án lớn nhất, khoảng trên 14,26 triệu USD/1 dự án. Singapore xếp thứ hai về quy mô vốn đầu tư đối với mỗi dự án, ở mức 6,14 triệu USD/dự án. Trung Quốc đứng thứ ba với mức vốn trên 4,9 triệu USD/1 dự án.
Cũng như các năm trước, chế biến gỗ là nhóm hàng nhận được nhiều dự án đầu tư FDI mới, tiếp đến là ván nhân tạo (gỗ dán, ván sàn), viên nén, thương mại gỗ và phụ trợ ngành gỗ. Cụ thể, các dự án tập trung vào chế biến gỗ có 19 dự án, với tổng vốn đầu tư 119,54 triệu USD, chiếm 57,6% về số dự án và 54,9% về số vốn đầu tư. Ván nhân tạo có 7 dự án đầu tư mới trong 9 tháng năm 2023, với tổng vốn đầu tư 50,91 triệu USD, chiếm 21,2% về số dự án và 23,4% về vốn đầu tư. Viên nén gỗ có 2 dự án với tổng vốn đầu tư 40,8 triệu USD tới từ nhà đầu tư Nhật Bản, chiếm 6,1% về số dự án và 18,8% về tống vốn đầu tư. Các dự án còn lại tập trung vào các mặt hàng như phụ trợ ngành gỗ, thương mại gỗ.
Nâng tầm doanh nghiệp nội địa thu hẹp khoảng cách đối với các doanh nghiệp FDI
Sự gia tăng trong các hoạt động FDI vào ngành gỗ ngoài một phần là kết quả từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) và vị trí địa lý thuận lợi của khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương còn do kết quả trực tiếp từ các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư của Chính phủ trong thời gian vừa qua.
Ông Tô Xuân Phúc – Chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends nhận định - trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI chiếm 18,8% về lượng các doanh nghiệp tham gia khâu này. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt 48,8%. Điều này thể hiện sự vượt trội của khối này trong khâu xuất khẩu.
Sự vượt trội của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành cần được tổng kết và lấy đó làm nền tảng để tạo hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp nội địa hiện hoạt động trong ngành.
Để lan tỏa cần môi trường cơ chế và chính sách phù hợp cho phép việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa khối FDI và khối doanh nghiệp trong nước.
Ông Tô Xuân Phúc cho rằng, cơ chế chính sách đối với ngành hiện nay nên cho phép các doanh nghiệp FDI là thành viên chính thức của các hiệp hội gỗ, thông qua đó, các ý kiến đóng góp về chính sách cho ngành từ khối này được lắng nghe, từ đó tạo ra các chính sách bao hàm hơn.
Chuyển đổi 2 khối FDI và khối doanh nghiệp nội địa thành một thực thể thống nhất của ngành thông qua các cơ chế, chính sách mới sẽ góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa.
Điều này giúp nâng tầm doanh nghiệp nội địa đến gần hơn đối với các doanh nghiệp FDI. Tạo một thực thể thống nhất giữa 2 khối cũng sẽ góp phần định vị và giảm thiểu các rủi ro trong các hoạt động đầu tư FDI tốt hơn. Điều này sẽ góp phần xây dựng một ngành gỗ Việt bền vững trong tương lai.
Gỗ Việt (Cao Cẩm - Trần Lê Huy)
- Thích ứng với quy định chống mất rừng của EU: Đề cao vai trò quản lý nhà nước
- Danh sách các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Ngành gỗ nhìn từ mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Mỹ
- Noble House Home Furnishings -nhà sản xuất và bán lẻ đồ nội thất tại Hoa Kỳ nộp đơn xin bảo hộ phá sản
- Giành lại tăng trưởng cho ngành hàng tỷ USD
- Ngành gỗ chắt chiu từng đơn hàng đạt mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD
- Sơ bộ phán quyết cuối của DOC với mặt hàng gỗ dán cứng Việt Nam
- Nhức nhối hoàn thuế giá trị gia tăng
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Về tình hình chế biến - xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và khó khăn trong việc hoàn thuế GTGT
- Hoa Kỳ gia hạn thời gian điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ từ Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu