Nhức nhối hoàn thuế giá trị gia tăng

12/07/2023 10:09

Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ như ngồi trên lửa vì khan hiếm đơn hàng, xuất khẩu suy giảm, giảm lao động và thiếu vốn để sản xuất nhưng hơn 6 nghìn tỉ đồng chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Chi hội dăm gỗ có 4 nghìn tỉ đồng chưa được hoàn thuế đến hết tháng 5 vừa qua, trong đó, 11 doanh nghiệp xuất khẩu dăm lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 1.105 tỉ đồng chưa được hoàn thuế. Những số tiền rất lớn bị tồn đọng thật sự gây nhức nhối với ngành gỗ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong khi đó, Chi hội gỗ dán cũng chưa được hoàn thuế trên 500 tỉ đồng, số còn lại khoảng 1, 6 nghìn tỉ đồng của các doanh nghiệp viên nén và chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ khác. Các doanh nghiệp hết sức khó khăn khi không được hoàn thuế, thiếu vốn để xoay xở và hỗ trợ người lao động trong bối cảnh khan hiếm đơn hàng. Các doanh nghiệp khát vốn để nghiên cứu, sản xuất, thực hiện chiến lược marketing và tìm hiểu thị trường xuất khẩu trên thế giới nhưng không có cách nào tiếp cận được với số vốn khổng lồ đang nằm im lìm và không có cơ hội để quay vòng trong sản xuất và sinh lời. “Cơ quan Thuế có lý do để đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng nhưng những lý do này chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp”, ông Thang Văn Thông, đại diện chi Hội dăm gỗ Việt Nam nhận định, "Nếu việc hoàn thuế giá trị gia tăng vẫn vướng như hiện nay, không có hướng dẫn cụ thể thì doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng mơ hồ, có được hay không được hoàn thuế và nguy hiểm hơn đó là doanh nghiệp sẽ bị mất niềm tin". Thực tế, các doanh nghiệp muốn làm được hàng xuất khẩu thì phải thu mua nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu tương đối đa dạng, như thu mua từ người trồng rừng hộ gia đình, từ cơ sở sản xuất thì doanh nghiệp có thể truy xuất nguồn gốc ngay được. Tuy nhiên, cũng có những sản phẩm mà người cung cấp cũng thực hiện qua các đối tác thương mại thứ 3, thậm chí thứ 4, thì việc truy xuất nguồn gốc là rất khó khăn.

Có những khác biệt trong cách vận dụng các chính sách pháp luật, trong khi các cơ quan chức năng, theo cách hiểu qui định của mình nói rằng doanh nghiệp chưa đủ cơ sở để hoàn thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp chứng minh được rằng họ đã hoàn thành nghĩa vụ trong các hợp đồng thương mại với đối tác và đối tác đã thanh toán. Tính toán về mặt tài chính, hoàn thuế là một khoản tiền rất lớn, thời gian hoàn thuế kéo dài quá lâu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn chồng chất. Thiếu dòng tiền đưa vào quá trình sản xuất để tiếp tục thực hiện các đơn hàng xuất khẩu tiếp theo buộc các doanh nghiệp phải tiết giảm sản xuất, hủy đơn hàng, thậm chí tính đến phương án đóng cửa. Đánh giá một cách công bằng trong thời gian qua, ngành Thuế cả nước đã nỗ lực rất nhiều trong việc chủ động đề xuất lên Chính phủ, đưa ra các gói hỗ trợ giảm, miễn, giãn nộp thuế cho doanh nghiệp và người nộp thuế trong giai đoạn khó khăn. Các chính sách này đã và đang đi vào cuộc sống, giúp cho doanh nghiệp và người nộp thuế khắc phục được một phần khó khăn của mình. Tuy nhiên, với trường hợp cụ thể, mà ở đây là công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đang tác động không nhỏ đến doanh nghiệp xuất khẩu. Những vướng mắc trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã được Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đề cập trên rất nhiều diễn đàn, trong các cuộc đối thoại với các cơ quan quản lý nhà nước nhưng cho đến thời điểm hiện tại, không có bất kì sự thay đổi nào ngoài số tiền hoàn thuế đang tăng lên theo từng ngày.

Làm thế nào để việc xác minh nguồn gốc gỗ tới tận hộ trồng rừng mới được hoàn thuế giá trị gia tăng khiến các doanh nghiệp khó khăn. Đại diện Công ty TNHH 12/11 Hạ Long (Quảng Ninh) cho rằng, việc đi xác minh nguồn gốc tới người trồng rừng là không khả thi vì có tình trạng người có sổ thì không có rừng, người trồng rừng thì không có sổ, ngoài ra gỗ keo còn được trồng ở bờ sông, bờ ao,... Như vậy, nhiều người dân trồng và bán gỗ không lấy đâu ra được sổ đỏ để chứng minh diện tích rừng trồng đó là của mình. Không chỉ khó khăn trong việc xác minh tính hợp pháp của nguyên liệu gỗ mà các doanh nghiệp còn gặp khó về thời gian hoàn thuế kéo dài quá lâu, theo quy định thời gian đối với hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau là 40 ngày nhưng hồ sơ hoàn thuế của các doanh nghiệp thường bị kéo dài tới hơn 6 tháng mà không nhận được quyết định hoàn hay không hoàn.

"Chúng tôi chuyển hai bộ hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2022 nhưng do quy định phải xác định nguồn gốc hàng hóa từ F1 nên chúng tôi buộc phải xin giãn thời gian nộp hồ sơ. Trong khi những bộ hồ sơ từ tháng 6/2022 đến tháng 3/2023 chưa nộp lên Cục thuế vì lý do tương tự. Tổng số thuế giá trị gia tăng công ty đã trả và khai báo với cơ quan thuế từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023 là 171 tỷ. Do đó, chúng tôi đề nghị được hoàn thuế từ tháng 1/2022 đến nay với cách kiểm tra hồ sơ hoàn thuế như khi chưa có Công văn 633/TCTTTKT ngày 07/03/2022 của Tổng cục thuế", đại diện Công ty CP Cảng Thái Hưng cho biết. Doanh nghiệp cũng đề nghị kiểm tra hoàn thuế dựa trên việc Hải quan kiểm tra lô hàng tại kho hàng trước khi xuất, có đúng hàng hóa theo khai báo hay không, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định hay chưa và hậu kiểm đối với tiền thanh toán từ nước ngoài. Trường hợp khó kiểm tra thì xin đề nghị bỏ thuế giá trị gia tăng đối với ngành dăm gỗ, còn các thuế giá trị gia tăng của phần dịch vụ, logistics thì cho khấu trừ hoặc hoàn thuế. Trước khó khăn này, Hiệp hội g ỗ v à lâm s ản Vi ệt Nam cùng các doanh nghiệp g ỗ tiếp tục kiến nghị B ộ T ài ch ính v à T ổng c ục Thu ế rà soát lại c ác vướng mắc t ại c ác văn b ản quy đ ịnh hi ện h ành để gỡ khó cho doanh nghiệp, đảm bảo dòng tài chính để doanh nghiệp ký kết các hợp đồng mới, tránh trường hợp hiện có nhiều doanh nghiệp có đơn hàng nhưng lại không có dòng vốn để th ực hi ện. Đề nghị Bộ T ài ch ính, Tổng cục Thuế xem xét và trả lời các hồ sơ hoàn thuế, chia ra từng giai đoạn 3 tháng, 6 tháng để giải quyết dứt điểm các bộ hồ sơ cho doanh nghiệp. "Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có hợp đồng với doanh nghiệp thương mại th ì các cơ quan quản lý nhà nước nên cho phép hoàn thuế giá trị gia tăng vì đây là giao dịch kinh tế hợp pháp, đáp ứng đủ các điều kiện hoàn thuế", ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết. Ông cũng đề nghị Tổng cục Thuế chỉ đạo v à hướng dẫn c ác cục thuế tỉnh và các chi cục thuế cấp huyện thị tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tới, bao g ồm: Đẩy nhanh tiền kiểm các bộ hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đang có lịch hẹn; Tăng cường hỗ trợ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đảm bảo thực hiện đúng thời gian quy định theo luật hiện hành.

Hiện nay quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản theo Thông tư số 26/2022 /TT-BNNPTNT r ất phức tạp, không kh ả thi, m ất r ất nhiều thời gian v à ph át sinh nhi ều chi phí nếu tiến hành xác minh đầy đủ. Vì vậy, "Chúng tôi đề nghị cơ quan Thuế chỉ tập trung kiểm soát chặt các nhà cung cấp, doanh nghiệp có xuất hóa đơn thông qua hệ thống hóa đơn điện tử. Nếu tình trạng hoàn thuế giá trị gia tăng còn kéo dài và chưa có hướng xử lý, Viforest đề nghị bỏ thuế 10% đối với mặt hàng này, nhằm tránh tình trạng lợi dụng việc hoàn thuế giá trị gia tăng để gian l ận ngân sách nhà nước. Hoặc đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách để doanh nghiệp đóng thuế hộ khâu chế biến gỗ trung gian với mức 1,5% và doanh nghiệp được phép hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp…”, ông Đỗ Xuân Lập đề xuất.

Gỗ Việt (N0.156 - June 2023)