EU tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam
Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tăng trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ các thị trường ngoài khối.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU từ các thị trường ngoài khối trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 708 triệu tấn, trị giá 2,35 tỷ Eur (tương đương 2,4 tỷ USD), giảm 2,1% về lượng, nhưng tăng 25,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù lượng nhập khẩu giảm nhưng trị giá nhập khẩu vẫn tăng mạnh, do giá nhập khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường ngoài EU tăng cao. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, chi phí vận chuyển tăng khiến các thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho EU phải tăng giá thành sản phẩm.
Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ ngoài khối lớn nhất cho EU trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 304 triệu tấn, trị giá 1,03 tỷ Eur (tương đương 1,05 tỷ USD), tăng 0,1% về lượng và tăng 27,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp theo là thị trường Việt Nam đạt 60 nghìn tấn, trị giá 268,1 triệu Eur (tương đương 273,5 triệu USD), tăng 0,1% về lượng và tăng 31,6% về trị giá; Thổ Nhĩ Kỳ đạt 58 nghìn tấn, trị giá 159 triệu Eur (tương đương 162,2 triệu USD, tăng 13,1% về lượng và tăng 33,9% về trị giá…
Hiện tại nhiều thị trường trong khối EU đang đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, điều này sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU trong những tháng tới.
Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ EU nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối, mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn là mặt hàng chính EU nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 365 triệu tấn, trị giá 1,06 tỷ Eur (tương đương 1,08 tỷ USD), giảm 1,7% về lượng nhưng tăng 25,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 175 triệu tấn, trị giá 865,5 triệu Eur (tương đương 882,8 triệu USD), tăng 3,8% về lượng và tăng 31,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong cơ cấu nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ EU nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối, Việt Nam chỉ cung cấp tỷ trọng thấp đối với các mặt hàng này. Trong đó, mặt hàng lớn nhất là đồ nội thất phòng khách và phòng ăn EU nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 7,8% tổng lượng nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối EU; tiếp theo là đồ nội thất phòng ngủ chiếm 2,9%; đồ nội thất nhà bếp chiếm 0,6%; đồ nội thất văn phòng chiếm 2,5%.
Chỉ có mặt hàng ghế khung gỗ chiếm 15,5% tổng lượng nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối, đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ EU nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, so với nhu cầu nhập khẩu lên tới 5,8 tỷ Eur/năm (tương đương 5,92 tỷ USD/năm) trong giai đoạn năm 2017 – 2021, thì trị giá nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn ở mức thấp.
Trong thời gian tới, nếu tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường EU.
Gỗ Việt
- Tháng 7/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 0,2% so với cùng kỳ
- Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc tăng 0,7% trong nửa đầu năm 2022
- Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc tăng 0,7% trong nửa đầu năm 2022
- Xuất khẩu gỗ sang Mỹ giảm sẽ cản trở đà tăng trưởng trong nửa cuối năm
- Tăng xuất khẩu gỗ vào Canada, cơ hội mở rộng thị trường Bắc Mỹ
- Các lệnh trừng phạt không làm xuất khẩu gỗ của Nga giảm
- Nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang Australia
- Hoa Kỳ: Tháng 5/2022, duy nhất chỉ số ngành đồ nội thất giảm
- Lệnh cấm xuất khẩu lâm sản của Nga ảnh hưởng lớn tới thị trường gỗ Bắc Mỹ
- Xuất khẩu gỗ của Sarawak phục hồi bất chấp đại dịch