Gỗ dán Việt Nam: Định vị và giảm thiểu rủi ro
Báo cáo được chia sẻ tại Hội thảo: “Thúc đẩy giao thương gỗ dán và MDF Việt Nam cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID 19” được tổ chức vào ngày 6/7/2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức. Báo cáo là sản phẩm hợp tác của các Hiệp hội gỗ: VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định và Tổ chức Forets Trends.
Rủi ro đối với mặt hàng gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ mà đã được một số cơ quan chức năng và hiệp hội gỗ cảnh báo trước đó đã trở thành hiện thực. Ngày 9 tháng 6 vừa qua Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức đưa ra quyết định điều tra ngành gỗ dán của Việt Nam.
Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia duy nhất đang điều tra về mặt hàng gỗ dán của Việt Nam. Ngày 3 tháng 12 năm 2019 Ủy ban Thương mại của Hàn Quốc (KTC) cũng đã chính thức ra quyết định điều tra đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Trước đó (vào năm 2015), Bộ Kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ cũng chính thức điều tra mặt hàng này của Việt Nam. Ngày 28 tháng 10 năm 2016 Bộ này đã đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả điều tra, theo đó, mức thuế 240 USD/m3 được áp dụng cho tất cả công ty không phản hồi thông tin cho cơ quan điều tra, mức thuế bằng 0 cho riêng 2 các công ty có phản hồi thông tin.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các thông tin trên cho thấy xu hướng rủi ro trong các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá đối với các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung làm gia tăng các rủi ro này. Trong tương lai, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro, không chỉ đối với mặt hàng gỗ dán mà có thể đối một số mặt hàng khác, ở các thị trường xuất khẩu khác.
Báo cáo “Ngành công nghiệp Gỗ dán Việt Nam: Định vị và giảm thiểu rủi ro để phát triển bền vững trong tương lai” tiếp tục cung cấp các thông tin có liên quan đến thực trạng sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam.
Báo cáo đưa ra các thông tin chính sau:
Về tình hình sản xuất và cung ứng gỗ dán trên thế giới
Tổng nhu cầu của mặt hàng gỗ dán trên toàn cầu vào năm 2018, đạt khoảng 160 triệu m3, tương đương giá trị kim ngạch 72,7 tỉ USD.
Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ trong việc tiêu thụ gỗ dán và là quốc gia nhập khẩu gỗ dán lớn nhất thế giới. Năm 2019, Hoa Kỳ nhập 4,67 triệu m3, tương đương 2,72 tỉ USD.
Trung Quốc là nhà cung cấp gỗ dán lớn nhất toàn cầu. Năm 2019, Trung Quốc xuất khẩu gỗ dán đạt 4,49 tỉ USD, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trên toàn cầu.
Việt Nam xuất khẩu gỗ dán đạt 0,79 tỉ USD vào năm 2019, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam tăng 19% so với năm 2018
Việt Nam xuất khẩu gỗ dán:
Xuất khẩu gỗ dán: Năm 2019, xuất khẩu trên 2,03 triệu m3 gỗ dán, đạt 685,4 triệu USD, chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu G&SPG. Trong 5 tháng 2020, xuất khẩu 893,4 nghìn m3 ứng với 286,87 triệu USD, tăng 14% về lượng so với cùng kỳ 2019
Thị trường xuất khẩu: Hàn Quốc và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ đạt 518,6 nghìn m3, chiếm 9% về tổng lượng xuất và sang Hàn Quốc trên 819,1 nghìn m3, chiếm 40% tổng lượng xuất.
Công ty xuất khẩu gỗ dán: Năm 2019 có trên 390 đơn vị tham giá xuất khẩu trực tiếp gỗ dán, trong đó chỉ có 3 công ty xuất khẩu với lượng trên 50 nghìn m3/năm, nhưng có tới 200 đơn vị xuất khẩu với lượng dưới 1 nghìn m3/năm.
Việt Nam nhập khẩu gỗ dán
Nhập khẩu gỗ dán: là 1 trong 5 mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm từ 7-8% tổng giá trị nhập khẩu. Năm 2019 Việt Nam nhập gần 520 nghìn m3 gỗ dán, đạt 213,5 triệu USD, trong 5 tháng đầu năm nhập trên 163,6 nghìn m3 với 64,6 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu: Trung Quốc là thị trường cung gỗ dán chính cho Việt Nam, chiếm trên 86% về lượng và giá trị nhập. Năm 2019, Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam trên 474,4 nghìn m3, đạt 188,1 triệu USD
Công ty nhập khẩu: Các công ty Việt Nam tham gia và nhập khẩu gỗ dán thường chủ yếu nhập với lượng nhỏ, năm 2019 với lượng nhập trên 518 nghìn m3 có tới 620 Công ty tham gia nhập khẩu, nhưng chỉ có 6 công ty nhập với lượng trên 10 nghìn m3/năm, còn 502 công ty nhập với lượng dưới 1 nghìn m3/năm.
Sản xuất gỗ dán trong nước
Tổng sản lượng của cả nước: Theo con số thống kê của Tổng cục lâm nghiệp và nguồn khảo sát sơ bộ của Hiệp hội gỗ, cả nước có 115 DN trực tiếp sản xuất gỗ dán, tổng sản lượng năm 2019 đạt 3,07 triệu m3.
Phân vùng công ty sản xuất gỗ dán: Các công ty sản xuất gỗ dán tập trung chủ yếu tại Đông Bắc ( 50 công ty với sản lượng trên 1,3 triệu m3) và Đông Nam Bộ (20 công ty với sản lượng 642 nghìn m3).
Đầu tư nước ngoài vào mặt hàng gỗ dán
6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam tiếp nhận 35 dự án đầu tư mới trong ngành gỗ với số vốn 173,37 triệu USD, trong đó gỗ dán có 2 dự án với số vốn 14 triệu USD.
Việt Nam tiếp nhận 53 dự án FDI đầu tư vào mặt hàng gỗ dán, với tổng vốn đầu tư 276,45 triệu USD. Giai đoạn từ 2015 cho tới nay số dự án FDI mới vào mặt hàng gỗ dán tăng mạnh, 42 dự án đầu tư mới với vốn đầu tư 243,07 triệu USD.
Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về số dự đầu tư mới vào mặt hàng gỗ dán, 29 dự án có tổng vốn đầu tư 150,87 triệu USD chiếm tỷ 55% tổng số dự án.
Cảnh báo rủi ro
Báo cáo đưa ra một số cảnh báo rủi ro: (1) Vấn đề rủi ro nội tại từ nguồn cung nguyên liệu; (2) Rủi ro do sự mở rộng và đón nhận nguồn đầu tư nước ngoài. (3) Rủi ro trong khâu sử dụng gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu,..
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Đối diện và vượt qua thách thức: Tác động của Đại dịch COVID-19 tới ngành gỗ và hướng đi mới của doanh nghiệp
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020
- Báo cáo: Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam: Cập nhật đến hết 9 tháng 2019
- Báo cáo: “Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam”
- Vietnam Rubber Industry: Current status and sustainable development solutions
- Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng phát luật, thực tiễn và Thách thức trong thực hiện VPA/FLEGT
- Báo cáo: Chính sách mua sắm công công sản phẩm gỗ: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu