Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020
Báo cáo được trình bày tại Hội thảo: “Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020” diễn ra vào ngày 28/2/2020 được tổ chức bởi Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương, Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định
Năm 2019 được đánh giá là một năm thành công của nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng GDP đạt 7,02% vượt mức do Quốc hội đề ra theo như Thông cáo Báo chí của Tổng cục Thống kê công bố cuối tháng 12 trong cùng năm.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỷ USD, một con số kỷ lục từ trước đến nay. Đánh giá về con số kim ngạch này, Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh “Đây là con số rất ấn tượng, cho thấy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của thương mại quốc tế trong cơ cấu kinh tế Việt Nam”. Mặc dù còn có một số khó khăn trước mắt, Bộ trưởng nhận định với mức thặng dư thương mại như hiện nay “…thặng dư thương mại… ngày càng được duy trì, thể hiện sự bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu.”
Toàn cảnh Hội thảo Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường: Thực trạng 2019 và dự báo 2020
Năm 2019 tiếp tục được đánh dấu là một năm thành công của ngành gỗ nhìn trên phương diện xuất nhập khẩu và cơ chế chính sách. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng kỷ lục, đạt con số trên 10,3 tỷ USD, tăng 22% so với kim ngạch của năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu mở rộng chủ yếu ở các thị trường lớn, truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU với kim ngạch và tốc độ tăng trưởng đặc biệt lớn tại thị trường Mỹ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn xuất khẩu, các hoạt động nhập khẩu, tập trung vào nhập khẩu gỗ nguyên liệu đầu vào, cũng diễn ra sôi động. Kim ngạch nhập khẩu trong năm đạt 2,54 tỷ USD, tăng 9% so với kim ngạch năm 2018. Ngành vẫn tiếp duy trì động lực trong việc hút vốn đầu tư nước ngoài, với các dự án đăng ký mới tăng mạnh, đi kèm với các dự án mở rộng và chuyển nhượng vốn.
Cơ hội do mở rộng thương mại cũng song hành với một số rủi ro. Năm 2019 chứng kiến những nỗ lực của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong việc đưa ra các cơ chế và chính sách mới nhằm giảm rủi ro cả về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào và gian lận thương mại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt. Với Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam cả về xuất và nhập khẩu, dịch viêm phổi cấp (COVID-19) bùng phát từ cuối 2019 đang và sẽ có những tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia, bao gồm cả các mặt hàng gỗ, từ đó có thể ảnh hưởng đến ‘sự bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu’ của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ ngày 10 tháng 2 vừa qua đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đang phát triển có thể cũng làm xuất hiện các yếu tố mới ảnh hướng đến các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020 mô tả thực trạng và những thay đổi trong hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam trong năm 2019 so với các năm trước đó. Sự hội nhập sâu rộng của ngành gỗ Việt có nghĩa những biến động của thị trường quốc tế sẽ có những tác động trực tiếp đến các hoạt động của ngành tại Việt Nam. Báo cáo đánh giá một số cơ hội cũng như rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu (các hoạt động đầu tư vào ngành, bao gồm cả cơ hội và rủi ro nằm trong khuôn khổ của một báo cáo riêng) do các biến đổi của thị trường quốc tế tạo ra.
Báo cáo đưa ra các thông điệp chính:
Thông điệp 1. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ở mức rất cao, đặc biệt ở những thị trường truyền thống và tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng trong tương lai.
Thông điệp 2. Số doanh nghiệp tham gia vào khâu xuất khẩu rất lớn và có xu hướng tăng nhanh.
Thông điệp 3. Nhập khẩu, chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu tiếp tục được mở rộng với lượng gỗ có tính pháp lý rõ ràng tiếp tục gia tăng và lượng gỗ từ nguồn rủi ro giảm.
Thông điệp 4. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục mang lại cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành gỗ, chủ yếu tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro về gian lận thương mại và đầu tư trong ngành gỗ vẫn song hành cùng với các cơ hội này.
Thông điệp 5. Năm 2020 là năm có thể là một năm biến động đối với ngành gỗ, đặc biệt là do dịch viêm phổi cấp gây ra.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Báo cáo: Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam: Cập nhật đến hết 9 tháng 2019
- Báo cáo: “Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam”
- Vietnam Rubber Industry: Current status and sustainable development solutions
- Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng phát luật, thực tiễn và Thách thức trong thực hiện VPA/FLEGT
- Báo cáo: Chính sách mua sắm công công sản phẩm gỗ: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách
- Báo cáo: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam
-
Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027
-
Thị trường các bon - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
-
Ngành Lâm nghiệp đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với EUDR
-
Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
-
Đáp ứng EUDR đối với sản phẩm gỗ và cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn PEFC EUDR