Đối diện và vượt qua thách thức: Tác động của Đại dịch COVID-19 tới ngành gỗ và hướng đi mới của doanh nghiệp
Báo cáo này phản ánh một phần bức tranh về tác động của Đại dịch tới ngành. Báo cáo cung cấp các thông tin ban đầu về hướng đi mới, bao gồm các sáng kiến và hành động của các doanh nghiệp trong ngành nhằm giảm thiểu tác động của Đại dịch, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Báo cáo cho thấy Đại dịch đang và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực rất lớn tới tất cả các khâu trong chuỗi cung ngành gỗ, từ khâu xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ trong nước tới khâu nhập khẩu nguyên liệu. Đại dịch đã làm toàn bộ các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc gần như đóng băng, dẫn đến doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc dừng sản xuất, hàng chục nghìn lao động phải nghỉ việc.
Cũng như các ngành kinh tế khác, với độ hội nhập thế giới lớn, ngành gỗ Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Đại dịch. Hiện dịch đang bùng phát mạnh tại hầu hết các thị nhập khẩu đồ gỗ quan trọng của Việt Nam, bao gồm Mỹ (chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam) và EU (chiếm 10%). Dịch đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại Nhật Bản, thị trường tiêu thụ khoảng 13% các mặt hàng gỗ xuất khẩu của nước ta. Mặc dù dịch có dấu hiệu được kiểm soát tại Trung Quốc – thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam với 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, để thị trường này khôi phục lại sức mua và các chuỗi cung như trước khi dịch xảy ra sẽ mất rất nhiều thời gian và chưa biết đến bao giờ sức mua sẽ trở lại được như lúc trước Đại dịch. Tuy nhiên với sự gia tăng của tình hình dịch tại các thị trường trọng điểm, kim ngạch và tăng trưởng của ngành trong thời gian tới sẽ có sự tụt giảm nghiêm trọng. Dịch đang và chắc chắn sẽ còn tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Đến nay, một số doanh nghiệp đã dừng sản xuất, nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô, nhiều người lao động phải nghỉ việc.
Nhằm tìm hiểu một số tác động ban đầu của Đại dịch tới ngành gỗ cũng như phản ứng của các doanh nghiệp trong ngắn, trung và dài hạn nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của Đại dịch tới các hoạt động của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chính Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Hội chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) đã thực hiện Báo cáo Đối diện và vượt qua thách thức: Tác động của Đại dịch COVID-19 tới ngành gỗ và hướng đi mới của doanh nghiệp.
Báo cáo này phản ánh một phần bức tranh về tác động của Đại dịch tới ngành. Báo cáo cung cấp các thông tin ban đầu về hướng đi mới, bao gồm các sáng kiến và hành động của các doanh nghiệp trong ngành nhằm giảm thiểu tác động của Đại dịch, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Báo cáo cho thấy Đại dịch đang và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực rất lớn tới tất cả các khâu trong chuỗi cung ngành gỗ, từ khâu xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ trong nước tới khâu nhập khẩu nguyên liệu. Đại dịch đã làm toàn bộ các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc gần như đóng băng, dẫn đến doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc dừng sản xuất, hàng chục nghìn lao động phải nghỉ việc.
Đại dịch làm thu hẹp 70-80% quy mô hoạt động sản xuất của các làng nghề - một trong những kênh cung cấp đồ gỗ quan quan trọng hàng đầu cho thị trường nội địa. Đại dịch làm các dự án sử dụng đồ gỗ xây dựng như các công trình dân sinh, khách sạn, nhà hàng dừng hoạt động. Đại dịch làm luồng cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu giảm ít nhất 70% về lượng nhập.
Trong bối cảnh Đại dịch, Chính phủ và đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp trong ngành hiện đang nỗ lực thực hiện các chính sách và hành động nhằm giảm tác động tiêu cực của dịch tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Bên cạnh những giải pháp mang tính chất ngắn hạn này, đại dịch đòi hỏi ngành cần phải có những thay đổi mang tính chất chiến lược trong tương lai. Đại dịch sẽ qua đi và ngành gỗ sẽ vận hành trở lại, nhưng cách thức vận hành sẽ khác bởi ngành cần có những thay đổi căn bản.
Các thay đổi này liên quan tới việc xác định lại chủng loại cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhằm phù hợp với xu thế tiêu dùng thế giới, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, và giữa doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuỗi cung, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của ngành vào nguồn cung nguyên phụ liệu từ bên ngoài, tạo chuỗi cung hoàn chỉnh tại Việt Nam, thay đổi phương thức bán hàng sang hình thức online và đẩy mạnh việc phát triển thị trường nội địa.
Để biết thông tin chi tiết của báo cáo, vui lòng tải toàn văn báo cáo tại đây
Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo
Gỗ Việt
- Báo cáo: Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020
- Báo cáo: Đầu tư nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam 2019: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách
- Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam: Cập nhật đến hết 9 tháng 2019
- Báo cáo: “Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam”
- Vietnam Rubber Industry: Current status and sustainable development solutions
- Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng phát luật, thực tiễn và Thách thức trong thực hiện VPA/FLEGT
- Báo cáo: Chính sách mua sắm công công sản phẩm gỗ: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam
- Báo cáo: Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019
- Báo cáo: Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách