Hàn Quốc phạt hơn 80 triệu USD những công ty cấu kết điều chỉnh cước vận tải biển
Ủy ban Thương mại công bằng (FTC), cơ quan quản lý chống độc quyền của Hàn Quốc, ngày 18/1 thông báo phạt tổng cộng 96,2 tỷ won (80,7 triệu USD) đối với 23 công ty vận tải biển của Hàn Quốc.
Ủy ban Thương mại công bằng (FTC), cơ quan quản lý chống độc quyền của Hàn Quốc, ngày 18/1 thông báo phạt tổng cộng 96,2 tỷ won (80,7 triệu USD) đối với 23 công ty vận tải biển của Hàn Quốc và nước ngoài do những công ty này đã cấu kết để điều chỉnh giá cước.
Kể từ năm 2018, FTC đã xem xét các cáo buộc cho rằng 12 công ty vận tải biển của Hàn Quốc và 11 công ty của nước ngoài thông đồng để ấn định giá cước cao hơn cho các tuyến đường biển Đông Nam Á.
Theo FTC, các công ty này đã cùng nhau thiết lập chi phí vận chuyển đối với dịch vụ vận chuyển container hàng hóa cao gấp 120 lần từ tháng 12/2003 đến tháng 12/2018, nhằm tăng mức giá cước tối thiểu và các chi phí khác.
Các công ty Hàn Quốc cho rằng họ được phép thực hiện các hành động tập thể về giá cước và các điều kiện hợp đồng vận chuyển khác theo luật vận tải biển của nước này.
Tuy nhiên, FTC khẳng định hành vi này là "bất hợp pháp" do các công ty không đáp ứng được một số tiêu chí theo luật định.
Cụ thể, để được công nhận là hành động tập thể hợp pháp theo luật vận tải biển, các công ty vận tải phải báo cáo về các quyết định của mình với Bộ trưởng Hàng hải 30 ngày trước thời điểm thực thi.
Ngoài ra, các công ty vận tải cũng phải thảo luận một cách đầy đủ với đối tác khách hàng về những sự điều chỉnh này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
FTC kỳ vọng phán quyết trên sẽ khuyến khích các công ty vận tải biển tuân thủ việc áp dụng giá cước vận tải theo đúng quy định và ngăn chặn nguy cơ thiệt hại tài chính cho các khách hàng thuê dịch vụ vận chuyển.
FTC khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý "nghiêm khắc" đối với những hành vi bất hợp pháp về giá cước trong lĩnh vực vận tải biển.
Hiện FTC đang xem xét các cáo buộc cho rằng các hãng vận tải biển thông đồng để điều chỉnh cước phí vận chuyển đối với tuyến Hàn Quốc - Trung Quốc và Hàn Quốc - Nhật Bản./.
Gỗ Việt (Nguồn bnews.vn)
- Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 16 cho Cộng Hoà Séc
- Dự báo nhu cầu đồ nội thất văn phòng tăng trưởng khả quan trong năm 2022
- Loạt chính sách khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
- CPTPP - nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác và thương mại gỗ
- Xuất khẩu gỗ đặt mục tiêu 16 tỷ USD năm 2022
- Ban hành thông tư quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
- Sự hỗn loạn của vận chuyển toàn cầu sẽ chưa thể chấm dứt vào cuối năm 2022
- Giá tăng mạnh, thiếu hụt một số loại gỗ nhập khẩu trong quý 1/2022
- Việt Nam duy trì là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu