Mục tiêu 12 tỉ USD cho ngành gỗ: Giải bài toán nguyên liệu trong mục tiêu ngắn hạn
Làm thế nào để giải quyết bài toán về nguyên liệu gỗ là một trong những vấn đề cần phải giải quyết trong những năm tới, khi ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ. Với tuyên bố của Thủ tướng, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm đồ gỗ thế giới với mục tiêu ngắn hạn đặt ra đạt 12 tỉ vào năm 2020.
Trong 2 năm tới, Việt Nam sẽ giải bài toán nguyên liệu này ra sao, khi mà lợi thế của ngành gỗ Việt Nam vẫn cạnh tranh bởi nguồn nguyên liệu gỗ trong nước và với nhân công giá rẻ. Ông Hà Công Tuấn- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chia sẻ rằng, Việt Nam hiện tại đã đáp ứng được 80% nguồn nguyên liệu cho chế biến trong năm 2018. Vậy trong 2 năm tới, ngành gỗ cần phải làm gì để có được nguồn nguyên liệu cho chế biến này? Cùng tìm hiểu xem Việt Nam hiện đang sử dụng gỗ nguyên liệu ra sao trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,9 tỉ USD đồng nghĩa với việc Việt Nam sử dụng gần 40 triệu m3 gỗ quy tròn trong chế biến và sản xuất. Trong khi đó Việt Nam nhập khẩu trên 2,34 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ tương đương với trên 9,98 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn, phần nguyên liệu còn lại được cung cấp bởi thị trường trong nước. Các loại nguyên liệu Việt Nam nhập gồm: Ván các loại nhập trên 3,84 triệu m3 quy tròn; các sản phẩm khác nhập trên 4,15 nghìn m3 quy tròn. Lượng gỗ nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng gỗ sử dụng cho chế biến. Trong 2 năm tới, với mục tiêu xuất khẩu đạt 12 tỉ USD, đồng nghĩa với việc Việt Nam cần tới trên 45 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Với trên 14,4 triệu ha rừng, trong đó rừng trồng với mục đích sản xuất gần 3 triệu ha được phép khai thác/ 4,1 triệu ha rừng trồng. Để có được nguyên liệu cho chế biến là bài toán mà các doanh nghiệp, các cơ quan cần quan tâm. Trong khi diện tích rừng không thể mở rộng, việc đầu tư vào chọn, tạo giống, trồng, chăm sóc rừng trồng là yếu tố then chốt cần được quan tâm ngay từ bây giờ. Và xa hơn, với mục tiêu đạt giá trị 20 tỉ USD xuất khẩu, Việt Nam sẽ phải dùng tới khoảng 70 triệu m3 gỗ tròn, theo như Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tính toán. Để giải bài toán này Việt Nam cần làm rất nhiều việc trong thời gian tới đây. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là đồ gỗ, dăm gỗ, các loại ván nhân tạo và gần đây đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng viên nén gỗ nguyên liệu. Các lọai sản phẩm trên sử dụng một lượng lớn nguồn nguyên liệu rừng trồng.
Dăm gỗ: Với các lợi thế như: suất đầu tư thấp, công nghệ và thiết bị sản xuất theo dây chuyền tự động, đơn giản, dễ kiểm soát, đầu ra sản phẩm tốt, thời gian hoàn vốn ngắn… đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến dăm gỗ. Mặt hàng được xuất khẩu từ những buổi sơ khai của ngành gỗ, từ năm 2002, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này đạt trên 22 triệu USD ứng với trên 325 tấn BMT, cho tới năm 2015, giá trị xuất khẩu của mặt hàng đã lên tới trên 105 triệu USD tương ứng với 1,135 triệu tấn BMT. Trong khoảng từ năm 2005 cho tới nay, mặt hàng này xuất khẩu tăng mạnh cả về lượng và giá trị. Với lượng gỗ sử dung trung bình khoảng trên 13 triệu m3 gỗ quy tròn. Năm 2018, xuất khẩu dăm gỗ tăng trên 28% về lượng và giá trị, đạt trên 1,3 tỷ USD ứng với trên 10 triệu BMT về lượng và sử dụng trên 20,5 triệu m3 gỗ quy tròn. Hiện nay trên cả nước có trên 100 các nhà máy dăm gỗ.
Các loại ván nhân tạo: là mặt hàng sử dụng lượng lớn gỗ nguyên liệu trong nước, năm 2018 Việt Nam xuất khẩu trên 506,8 nghìn m3 sản phẩm các loại ván nhận tạo, sử dụng trên 6,67 triệu m3 gỗ quy tròn.
Viên nén nhiên liệu: Mặt hàng xuất khẩu tăng đột biến trong năm 2018, xuất khẩu trên 3,02 triệu tấn đạt 409,38 triệu USD, sử dụng trên 3,92 triệu m3 gỗ quy tròn, với loại gỗ sử dụng chủ yếu từ gỗ keo, bạch đàn, cao su. Sự gia tăng xuất khẩu này được nhận định là do nhu cầu của thế giới tăng cao với yêu cầu ngày càng lớn từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu sạch thay thế cho sử dụng nguyên liệu hóa thạch, đặt biệt tại các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đang có nhu cầu mạnh. Trong năm 3 năm gần đây Việt Nam tiếp nhận thêm 6 dự án đầu tư xây dựng nhà máy viên nén nguyên liệu với công suất lớn, các nhà máy này đã đi vào hoạt động.
Các mặt hàng đồ gỗ và ghế ngồi sử dụng một lượng lớn nguyên liệu trong nước để sản xuất, trên 13,1 triệu m3 gỗ quy tròn được dùng để sản xuất mặt hàng này. Các sản phẩm gỗ khác trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu dùng gần 3 triệu m3 gỗ quy tròn.
GV-108
- Ngành gỗ Việt Nam: Hướng tới lối sống xanh
- Thụy Sĩ giúp Doanh nghiệp gỗ Bình Dương phát triển bền vững
- Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: Niềm tin của Thủ tướng Chính phủ.
- Doanh nghiệp ngành gỗ cao su: Những thách thức từ nguồn nguyên liệu
- Phát triển từ nguyên liệu gỗ rừng trồng
- Gỗ sồi biến tính nhiệt (TMT) mang tới những cơ hội mới
- Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC) tại Thanh Hóa
- Xây dựng thương hiệu ngành gỗ: Giá trị cốt lõi của ngành gỗ
- Ngành gỗ xuất khẩu: Bền, nhưng chưa vững
- 3.000ha rừng trồng đạt chứng chỉ FSC