Quản lý chất lượng, đón “sóng” xuất khẩu gỗ và nội thất đầu năm 2022

14/10/2021 05:06
Quản lý chất lượng, đón “sóng” xuất khẩu gỗ và nội thất đầu năm 2022

Những biến chuyển trong kế hoạch phòng chống đại dịch của Chính phủ, từ nỗ lực đạt “zero Covid-19” đến chấp nhận “sống chung với Covid-19”, đã “gỡ rối” cho hơn 4.500 doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất Việt Nam quay lại sản xuất, tiếp tục tăng trưởng. Quản lý chất lượng, sẽ giúp ngành hàng này đón “sóng” xuất khẩu gỗ và nội thất đầu năm 2022.

Sức nóng từ thị trường cuối năm

Là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và lớn thứ 5 trên thế giới, trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 10,33 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2020. Mỹ và Châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang hai thị trường này chiếm 65,3% tổng gia trị xuất khẩu của các nước, đạt gần 6,57 tỷ USD, tăng 54,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Từ tháng 06 đến tháng 09/2021, các trung tâm chế biến gỗ lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Định chỉ duy trì sản xuất dưới mức 50% so với trước thời điểm giãn cách, gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm hụt đơn hàng, cắt giảm lao động, thu hẹp hoặc đóng cửa nhà máy, tăng giá cước vận tải…

Những biến chuyển trong kế hoạch phòng chống đại dịch của Chính phủ, từ nỗ lực đạt “zero Covid-19” đến chấp nhận “sống chung với Covid-19”, đã “gỡ rối” cho hơn 4.500 doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất Việt Nam quay lại sản xuất.

Bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển, ngành gỗ Việt Nam được nhận định có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cao trong dài hạn. Các chuyên gia nhận định, cuối năm 2021 – đầu năm 2022, làn sóng chuyển đổi cơ cấu tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm các mặt hàng có giá trị gia tăng, giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu gỗ có giá trị thấp dự kiến sẽ diễn ra mạnh mẽ.

Đáng chú ý, động lực tăng trưởng tiếp theo của ngành sẽ đến từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 08/2020 cũng giúp các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam gia tăng thị phần của mình tại các quốc gia thuộc khối châu Âu.

Cùng với đó, lộ trình các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như: Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tạo điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu đối mặt với những thách thức về chất lượng nguyên liệu và thành phẩm nội thất, như rủi ro sử dụng gỗ không có nguồn gốc hợp pháp, không đạt các tiêu chuẩn kiểm định khi gia nhập các thị trường khắt khe, nghiêm ngặt như châu Âu, Mỹ…

Điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro chặt chẽ, tránh đứt gãy hoàn toàn các đơn hàng, ảnh hưởng về thị trường đầu ra sản phẩm trong tương lai. Với kịch bản đẩy mạnh về cường độ và hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống sản xuất và chuỗi cung ứng.

Quản lý chất lượng giúp giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ (Ảnh: HQTS) 

Quản lý chất lượng, giảm thiểu rủi ro

Theo Tổ chức giám định quốc tế HQTS, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ, nội thất Việt Nam ít chú trọng đến hệ thống vận hành minh bạch ở mọi cấp độ, chưa quen thuộc với mô hình quản lý chất lượng đầu – cuối, cũng như những tiêu chuẩn sản xuất kỹ thuật, bao gồm tiêu chuẩn về nguyên vật liệu thô, điều kiện vận chuyển, và đánh giá thẩm định chất lượng thành phẩm sau cùng.

Theo FM Global Resilience Index, Việt Nam chỉ đạt 19/100 điểm về kiểm soát chất lượng của các nhà cung cấp trong nước, trong khi con số này của Trung Quốc là 45. Bên cạnh đó, các yếu tố ngoại quan như tính bền vững, logistics, môi trường, vấn đề liên quan đến người lao động… cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng “lọt cửa” xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Những vấn đề quan trọng này cần được đầu tư đúng mức để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Việt – thông qua một đơn vị thứ ba kiểm soát chất lượng, từ lựa chọn nhà cung cấp, đánh giá, thẩm định, nghiên cứu sản phẩm và quản lý suốt một lộ trình lâu bền và tạo ra ROI.

Đồng thời là hội viên của Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, Tổ chức giám định quốc tế HQTS hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng gỗ và nội thất theo tiêu chuẩn quốc tế, như ASTM (Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ), EN581 (Ủy ban tiêu chuẩn châu Âu).

Từ kiểm tra trực quan, kiểm thử về an toàn, va đập, độ bền, độ ổn định, thử nghiệm bao bì, đóng gói, độ mài mòn, thích ứng với khí hậu, thử nghiệm vật lý, hóa học (như hàm lượng chì trong lớp phủ bề mặt…) và nhiều hạng mục thử nghiệm, kiểm định khác, HQTS với hơn 25 năm kinh nghiệm chuyên gia trong giám định ngành gỗ và nội thất sẽ thử nghiệm, đánh giá, và tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn để phục hồi và vươn lên từ khủng hoảng.

Gỗ Việt