Phương án sản xuất thời dịch: Tăng tính tự chủ của doanh nghiệp
Sau thời gian thực hiện phương án 3 tại chỗ, các doanh nghiệp ngành gỗ bắt đầu cảm nhận được tính bất cập của phương án này khi chi phí gia tăng, hiệu quả thấp, chuỗi cung ứng đứt gãy và không thể duy trì trong một thời gian dài.
“Nếu phải lựa chọn, các doanh nghiệp có lẽ đều không muốn lựa chọn phương án 3T, và không làm gì cả, ở đây không phải là không sản xuất, không kinh doanh hay dừng tất cả lại, mà là không thể lựa chọn mô hình này”, đại diện một doanh nghiệp chế biến gỗ ở Bình Dương chia sẻ, “Nhưng quan trọng là thương lượng được với khách hàng, bù đắp chi phí cho công nhân, hoặc thỏa thuận sản xuất vào một thời gian nào đó phù hợp nhất”.
Vì mô hình này quá tốn kém, gây lãng phí về tiền bạc, trong khi hiệu quả về kinh tế không cao, đồng thời, nguồn nhân lực cũng không đảm bảo. Mặt khác, khi hệ thống y tế ở các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương hay Đồng Nai đang quá tải không hỗ trợ được các doanh nghiệp khi có ca dương tính trong khu sản xuất.
Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng không thể hỗ trợ thông tin kịp thời để các doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất, vì mỗi quyết định quản lý hành chính trong thời điểm này đều không có thời gian để xử lý và kiểm chứng tính đúng sai. Mỗi ngày, các nhà quản lý địa phương có hàng trăm đầu mối công việc cần giải quyết, và doanh nghiệp gỗ là một phần nhỏ trong cả nghìn doanh nghiệp tại địa phương cần được tháo gỡ khó khăn.
Thực hiện phương án 3T bao gồm rất nhiều như việc đàm phán với khách hàng, lựa chọn sản phẩm và chọn lựa nhóm công nhân để sản xuất đều phải được tính toán kĩ lưỡng, nhưng nhìn chung không mang lại hiệu quả cao.
Cũng có những doanh nghiệp thực hiện 3T an toàn và ổn định, như Công ty BKB, nơi có hơn 300 công nhân ở lại tại nhà máy chế biến và cho đến thời điểm này quá trình sản xuất đều diễn ra suôn sẻ, “Điều quan trọng là làm công tác truyền thông nội bộ, chủ động về mặt thông tin công việc với toàn bộ nhân viên công ty, liên lạc tốt với địa phương về các phương án hỗ trợ và quản lý”, đại diện doanh nghiệp khẳng định.
Nhưng rất hiếm doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu này vì mỗi doanh nghiệp khác nhau, đơn hàng khác nhau, khách hàng khác nhau, và môi trường hoặc gọi là vùng an toàn cũng khác nhau. Nên tập trung vào phương án 3T hay tìm phương án khác đã trở thành câu hỏi cần giải đáp hơn bao giờ hết.
Cho đến thời điểm này, khó có thể quy định một mô hình sản xuất cứng với tất cả lĩnh vực, ngành hàng và cần một mô hình sản xuất thay thế, linh hoạt hơn để doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp gỗ dễ thích ứng.
Sản xuất đồ gỗ tại Công ty TNHH Minh Thành
Theo các chuyên gia, "3 tại chỗ" không thể áp dụng khiên cưỡng, các địa phương cần linh hoạt trong điều hành, cũng như điều chỉnh mô hình sản xuất kinh doanh để hoạt động an toàn dựa trên tiêu chuẩn thống nhất. Việc đưa ra một mô hình sản xuất mới linh hoạt để phù hợp với thực tế, điều kiện từng doanh nghiệp không có nghĩa là phủ nhận mô hình "3 tại chỗ". Doanh nghiệp nào đang thực hiện tốt "3 tại chỗ" vẫn tiếp tục duy trì, khuyến khích. Còn doanh nghiệp nào đang gặp khó khăn thì linh động áp dụng các phương án sản xuất an toàn, bảo đảm phòng chống dịch mà không nhất thiết phải "3 tại chỗ".
Để hạn chế bất cập của mô hình 3 tại chỗ, giữa tháng 8 vừa qua, các doanh nghiệp gỗ nói riêng đã kiến nghị được thực hiện mô hình “2 tại chỗ - một vùng xanh”, đồng thời kiến nghị được tiêm vaccine cho công nhân tại các doanh nghiệp đang hoạt động.
Với phương châm này, công nhân sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ nhưng về ngủ nơi “vùng xanh” là “Khu an toàn”, khu an toàn ở đây có thể là nhà riêng/nhà trọ/ khu nhà trọ/ khách sạn nhưng trước hết phải nằm trong vùng xanh đã được khảo sát lựa chọn của doanh nghiệp nhằm bảo đảm đi lại bằng xe đưa đón tập trung.
Doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về mô hình vừa sản xuất phù hợp với thực tế, nhưng cần có thêm hướng dẫn của ngành y tế về xét nghiệm, xử lý khi có ca nhiễm F0, đó là phương án vừa được Bộ Công thương đề xuất với Bộ Y tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, vượt qua khó khăn trong tình thế hiện tại.
Ông Phan Đức Hiếu, phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - cũng khuyến nghị không nên áp dụng cứng nhắc một phương thức mà nên phát huy sáng kiến, sáng tạo của DN trong sản xuất, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chủ động của doanh nghiệp.
Gỗ Việt
- Đã qua rồi thời “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Nhập khẩu ván sợi từ Trung Quốc tăng đột biến trong nửa đầu năm 2021
- Giá logistics tăng cao thúc đẩy bán CIF
- Sản xuất “3 tại chỗ”: Doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án diễn tập với mọi tình huống
- Thị trường gỗ xây dựng khan hiếm và đang tăng giá mạnh tại EU
- Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc tăng mạnh
- Nhập khẩu gỗ sồi nguyên liệu từ EU tăng mạnh
- Việt Nam tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU
- VIFOREST: Đề nghị cung cấp bằng chứng hợp pháp cho gỗ Cambodia xuất khẩu sang Việt Nam
- SLB Mang tầm nhìn kinh tế và sinh thái tới thế giới
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu