Việt Nam tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU
4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU đạt 319,19 nghìn m3, với trị giá 89,95 triệu USD, tăng 39,6% về lượng và 58,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Không chỉ là đối tác lớn trong xuất khẩu gỗ của Việt Nam, EU còn là nhà cung cấp nguyên liệu gỗ quan trọng cho Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU về Việt Nam trong tháng 4/2021 đạt 67,68 nghìn m3, với trị giá 19,77 triệu USD, giảm 15,8% về lượng và tăng 13,0% về trị giá so với tháng 3/2021; giảm 7,2% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU đạt 319,19 nghìn m3, với trị giá 89,95 triệu USD, tăng 39,6% về lượng và 58,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Về chủng loại gỗ nhập khẩu, tháng 4/2021, nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ EU về Việt Nam giảm so với tháng 3/2021. Nhưng tính chung trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu 2 mặt hàng này đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, kể từ đầu năm 2021, nhập khẩu ván bóc, lạng từ EU về Việt Nam tăng mạnh.
Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ tròn từ EU đạt 177,59 nghìn m3, với trị giá 42,74 triệu USD, tăng 21,2% về lượng và 39,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 4 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu trung bình gỗ tròn từ EU ở mức 241 USD/m3, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Chiếm tới 84% tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu từ EU trong 4 tháng đầu năm 2021 là gỗ tần bì, đạt 148,85 nghìn m3, với trị giá 34,13 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 23,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, nhập khẩu gỗ phong tròn từ EU trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh, đạt 3,21 nghìn m3, với trị giá 546 nghìn USD, tăng 947,2% về lượng và tăng 948,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU
Nhập khẩu gỗ xẻ từ EU 4 tháng đầu năm 2021 đạt 130,03 nghìn m3, với trị giá 43,79 triệu USD, tăng 76,2% về lượng và 84,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu trung bình gỗ xẻ ở mức 337 USD/m3, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu hầu hết các loài gỗ xẻ từ EU về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Gỗ thông vẫn là loài gỗ xẻ được nhập khẩu nhiều nhất từ EU về Việt Nam, đạt 49,26 nghìn m3, với trị giá 12,06 triệu USD, tăng 104,7% về lượng và tăng 132,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường chủ chốt thuộc EU đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, thị trường Bỉ tăng 20,5% về lượng và tăng 33,1% về trị giá; Pháp tăng 45,0% về lượng và tăng 70,3% về trị giá; Đức tăng 17,5% về lượng và tăng 54,3% về trị giá; Phần Lan tăng 62,9% về lượng và tăng 90,8% về trị giá…
Đáng chú ý, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường: Slovenia, Latvia, Tây Ban Nha, Đan Mạch trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, nhập khẩu từ thị trường Tây Ban Nha tăng tới 1.274% về lượng và tăng 1.352% về trị giá.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu các mặt hàng nói chung và sản phẩm gỗ của Việt Nam nói riêng.
Không chỉ là đối tác lớn trong xuất khẩu gỗ của Việt Nam, EU còn là nhà cung cấp nguyên liệu gỗ quan trọng cho Việt Nam. Nguồn gỗ của EU có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, nên EU được đánh giá sẽ ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn về nguồn cung với doanh nghiệp gỗ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ EU. Các doanh nghiệp chế biến gỗ có thể tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu khi được miễn thuế.
Gỗ Việt
- VIFOREST: Đề nghị cung cấp bằng chứng hợp pháp cho gỗ Cambodia xuất khẩu sang Việt Nam
- SLB Mang tầm nhìn kinh tế và sinh thái tới thế giới
- Kinh doanh tuần hoàn: Vì một thế giới xanh
- Thìa gỗ KEGO dùng một lần, Giải pháp xanh, đón sóng thị trường
- Đưa sản phẩm gỗ đi khắp thế giới nhờ số hóa
- Năm con trâu, xây dựng thương hiệu gỗ mạnh mẽ
- Hoạt động của ngành gỗ năm 2020 và xu hướng trong 2021
- Sử dụng gỗ bền vững và hợp pháp xu hướng của thị trường
- Sáng kiến chính sách để ngành gỗ tỏa sáng
- Đại hội chi hội dăm gỗ Việt Nam: Khẳng định vai trò trong thời kì phát triển mới
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh