Sáng kiến chính sách để ngành gỗ tỏa sáng
Tác động của dịch Covid-19, sự thay đổi của nguồn cung và thị trường, đồng thời, những ảnh hưởng từ các cuộc chiến thương mại đã khiến cho những kế hoạch phát triển xuất khẩu gỗ của chúng ta thời gian tới gặp nhiều khó khăn. Điều đó càng đồng nghĩa với việc vai trò quản lý của nhà nước có ý nghĩa hơn bao giờ hết, không chỉ từ định hướng mà còn từ việc hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến việc phát triển bền vững của ngành.
Trong hội nghị đầu tháng 12 mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh tới việc phê duyệt Đề án kiểm kê rừng theo Nghị quyết 118/NQCP, Chiến lược và Qui hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021- 2030, định hướng đến năm 2045, các chương trình và đề án liên quan. Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến lâm nghiệp, nhất là chính sách đầu tư bảo vệ, phát triển rừng, chế biến, thương mại lâm sản.
Đó là cách để tập trung phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu trồng rừng tạo nguyên liệu gỗ lớn đến chế biến, thương mại lâm sản, đáp ứng được với những thay đổi mới của thị trường thế giới, cũng như xu hướng kinh doanh thời kì chung sống với dịch bệnh. Việc hoàn thiện các hệ thống chính sách đầu tư bảo vệ rừng và thương mại lâm sản sẽ giúp phát triển cơ sở hạ tầng ngành chế biến gỗ. Trong đó, có những mục tiêu quan trọng như xây dựng Trung tâm triển lãm thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ có tầm cỡ khu vực và thế giới, xây dựng một số Khu Lâm nghiệp công nghệ cao để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến lâm sản phù hợp với lộ trình, mục tiêu tăng trưởng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp chế biến lâm sản liên kết chặt chẽ, có sự phân công chuyên môn hóa cao về sản xuất chủng loại, chi tiết sản phẩm để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu gỗ Việt. Trong đó, khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường nội địa; duy trì, phát triển các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, chủ động xúc tiến thương mại vào các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kênh phân phối sản phẩm gỗ Việt tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, thị trường truyền thống, chuyển đổi phương thức bán hàng từ cách truyền thống (offline) sang hình thức bán hàng online.
Hơn lúc nào hết, Bộ Công thương cần là đơn vị chủ trì, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu gỗ Việt và tập trung tháo gỡ rào cản kĩ thuật, thương mại, phòng chống gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản tạo cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu, khi sản phẩm gỗ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống phá giá hơn. Trong khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng cụ thể hóa các thông điệp mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu trong thời gian qua, như biến Việt Nam thành trung tâm đồ gỗ mới của thế giới, xuất khẩu gỗ tới năm 2025 đạt 20 tỉ USD.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 129, tháng 12/2020)
- Đại hội chi hội dăm gỗ Việt Nam: Khẳng định vai trò trong thời kì phát triển mới
- Cao su Việt Nam: Chứng chỉ để chinh phục thế giới
- Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được PEFC công nhận
- Quỹ Việt Nam xanh: Hình ảnh nhân văn của ngành gỗ Việt Nam
- Cam kết phát triển nghành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm
- Nghị định 102: Sự khẳng định của ngành gỗ Việt Nam
- Định vị gỗ nhiệt đới nhập khẩu: Đưa gỗ vào cơ chế kiểm soát
- Liên kết: Sức mạnh nội tại của ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam, một số khía cạnh rủi ro
- T.ZED Architects: Tạo biểu tượng với uất kim hương biến tính nhiệt
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh