Cao su Việt Nam: Chứng chỉ để chinh phục thế giới
Cao su hiện đang đóng vai trò quan trọng về kim ngạch xuất khẩu của ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan Việt Nam nhưng các sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu vẫn là cao su thiên nhiên. Trong khi đó, hiện tại Việt Nam chưa có chứng chỉ cao su bền vững cho cao su thiên nhiên, khiến cho giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa cao.
Làm thế nào để thay đổi được thực trạng này, khi nhu cầu của thị trường thế giới có sự dịch chuyển sang các sản phẩm cao su bền vững. Thị trường đã đưa ra những tín hiệu rõ ràng về ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và không làm tổn hại đến cộng đồng. Các sản phẩm có chứng chỉ bền vững hứa hẹn đem lại giá trị gia tăng cao hơn và đảm bảo việc tiếp cận thị trường thế giới. Nhu cầu về cao su thiên nhiên có chứng chỉ bền vững ngày càng được ưa chuộng và mở rộng.
Theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Forest Trend, hiện các sản phẩm gỗ Việt Nam được làm từ gỗ cao su có mặt trong các chuỗi cửa hàng đồ gỗ cao cấp ở Mỹ, Pháp, Anh. Chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy cao su của Việt Nam có mặt tại các hãng sản xuất lốp xe lớn của Ý và Nhật… Điều này có nghĩa rằng các sản phẩm cao su của chúng ta, bao gồm cả nguồn cung từ 265.000 hộ tiểu điền đã trở thành một bộ phận quan trọng của chuỗi cung toàn cầu. Nhưng chúng ta vẫn còn thiếu nhiều thứ để thật sự phát triển bền vững ngành cao su.
Theo khẳng định của ông John Heath, Giám đốc Thương mại, Phụ trách Cao su thiên nhiên của nhà cung cấp cao su Corrie MacColl, thị trường châu Âu hiện đang dành nhiều sự quan tâm đến cao su có chứng chỉ FSC, vì đây là yêu cầu của khách hàng. Đồng tình với nhận định đó, ông Jeff Martin, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Yulex, các doanh nghiệp như Yulex chỉ phân phối các sản phẩm cao su bền vững có chứng chỉ FSC.
Trong khi đó, việc sản xuất cao su bền vững vẫn còn tương đối mới mẻ với ngành cao su Việt Nam, đặc biệt là đối với một số công ty và hộ cao su tiểu điền tham gia vào khâu sản xuất. Đến nay, các sản phẩm cao su thiên nhiên xuất khẩu của chúng ta chủ yếu vẫn ở dạng nguyên liệu thô và chưa có chứng nhận bền vững. Như vậy, để có thể nắm bắt được thị trường đòi hỏi chất lượng cao như các nước châu Âu, không chỉ cần tăng cao chất lượng mà còn cần đáp ứng được nhiều yêu cầu về nguồn nguyên liệu bền vững.
Vì vậy, Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế phát triển này, ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam VRA cho biết, thời gian tới, VRA sẽ hỗ trợ và khuyến khích hội viên tuân thủ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia. VRA cũng sẽ tích cực gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và có trách nhiệm cũng như phổ biến các hướng dẫn về sản xuất cao su thiên nhiên bền vững cho các hội viên trong hiệp hội.
Nếu nhìn lại thì từ năm 2012, Chính phủ đã định hướng về phát triển bền vững của ngành trong nhiều văn bản, theo đó thì diện tích cao su của Việt Nam sẽ giữ ổn định ở mức khoảng 900 - 950 nghìn ha, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Đồng thời tái cơ cấu ngành cao su nhằm gia tăng giá trị và phát triển bền vững, khuyến khích phát triển sản phẩm cao su và tăng tiêu thụ nội địa, thử nghiệm và phát triển các mô hình sản xuất cao su bền vững qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam…
Cùng lúc đó thì Tổng Cục lâm nghiệp và Vụ sản xuất Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện thí điểm Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS) nhằm quảng bá rộng rãi “Nhãn hiệu chứng nhận Cao su Việt Nam”, tích cực gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và có trách nhiệm cho doanh nghiệp.
Vũ Huy (Gỗ Việt số 129, tháng 12/2020)
- Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được PEFC công nhận
- Quỹ Việt Nam xanh: Hình ảnh nhân văn của ngành gỗ Việt Nam
- Cam kết phát triển nghành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm
- Nghị định 102: Sự khẳng định của ngành gỗ Việt Nam
- Định vị gỗ nhiệt đới nhập khẩu: Đưa gỗ vào cơ chế kiểm soát
- Liên kết: Sức mạnh nội tại của ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam, một số khía cạnh rủi ro
- T.ZED Architects: Tạo biểu tượng với uất kim hương biến tính nhiệt
- Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Vifores: Mở ra cục diện mới cho ngành gỗ Việt Nam
- Tư duy sinh thái: Tạo ra chíp hệ thống vi lưu từ gỗ dán
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh