Liên kết: Sức mạnh nội tại của ngành gỗ Việt Nam
Đoàn kết là một trong những sức mạnh nổi bật nhất của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, tinh thần đoàn kết đã nâng đỡ chúng ta, là động lực và là nền tảng để đất nước vượt qua những thử thách và đi đến cái kết tốt đẹp nhất.
Đoàn kết tự bản thân nó là sức mạnh vô song với dân tộc kiên cường và bền bỉ Việt Nam, chúng ta luôn giữ được tinh thần đó để vượt qua gian khó. Đoàn kết là một phẩm chất cao quý của dân tộc và đoàn kết trong kinh doanh cũng là một đặc tính tốt đẹp cần nói đến. Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động và dịch Covid-19 đã tạo ra những hệ quả xấu tới nền kinh tế nói chung và sự phát triển của mỗi ngành công nghiệp nói riêng, trong đó có ngành gỗ, thì đoàn kết hay nói theo cách phù hợp hơn liên kết càng trở thành một yêu cầu bức thiết để ngành gỗ đứng vững, vượt qua trở ngại và duy trì được sự phát triển trong nhiều năm tới.
Liên kết không chỉ là công cụ, liên kết còn là phương tiện, động lực, là điểm tựa để ngành gỗ đương đầu với những khó khăn về thị trường, chuỗi cung ứng, nguyên liệu và rất nhiều thử thách khác. Liên kết không phải là lời kêu gọi mà hơn lúc nào hết, liên kết là điều kiện tiên quyết và có yếu tố sống còn để giúp ngành gỗ không bị đổ vỡ khi nhiều doanh nghiệp không thể phục hồi ngay lập tức vì dịch Covid-19, và tận dụng được hết những cơ hội, những thị trường ngách, những sản phẩm chiến lược, những xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường lớn trên thế giới.
Đồng thời, liên kết để tạo ra sự vững mạnh và bền vững của ngành gỗ trong những đòi hỏi mới của các Hiệp định thương mại song phương, đa phương, những rào cản thương mại, yêu cầu mà thị trường quốc tế đặt ra về sản phẩm, thiết kế và thương hiệu. Chúng ta đã có cái nhìn toàn cảnh ngành gỗ hiện tại nhưng để hợp tác vươn xa và bay cao, để ngành gỗ phát triển bền vững cần nắm bắt được các lợi thế và đẩy mạnh liên kết, giảm rủi ro trong thương mại. Liên kết không chỉ là liên kết theo chiều dọc, chiều ngang mà còn theo chiều sâu, không chỉ liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kết trong nội bộ ngành, mà còn là liên kết với các ngành khác như thiết kế, sáng tạo, liên kết với các cơ quan nhà nước, liên kết với các đầu mối đưa đến sự phát triển bền vững như đào tạo, dạy nghề.
Sự liên kết sẽ mở ra những cơ hội để cùng khai thác, cùng phát triển và cùng đưa ngành gỗ đến những cái đích và những mục tiêu xa hơn trong tương lai. Như chúng ta đã thấy, trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành dữ dội, ngành gỗ vẫn tăng trưởng và tìm thấy được cơ hội từ thị trường Mỹ, với sản phẩm chiến lược rõ ràng là tủ bếp và tủ nhà tắm, với giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Theo tổ chức ITC, qui mô giá trị thương mại của mặt hàng này đạt xấp xỉ 7 tỉ USD, Mỹ là thị trường khổng lồ của Việt Nam về mặt hàng này, xuất khẩu sang Mỹ chiếm 90%, và chúng ta đang coi thị trường này là thị trường chiến lược.
Để nhanh chóng biến lợi thế thành thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam ngay trong tháng 11, Hiệp hội gỗ Việt Nam sẽ tiến hành thành lập chi hội tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí. Việc thành lập chi hội sẽ tạo ra chuỗi liên kết dọc, chuỗi liên kết ngang để đạt mục tiêu tạo ra mạng lưới rộng lớn các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất mặt hàng chiến lược, cung ứng cho thị trường chiến lược để hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Một ví dụ điển hình cho thấy, liên kết hay đoàn kết luôn mang đến những điều tốt đẹp cho ngành gỗ Việt Nam.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 127, tháng 10/2020)
- Xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam, một số khía cạnh rủi ro
- T.ZED Architects: Tạo biểu tượng với uất kim hương biến tính nhiệt
- Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Vifores: Mở ra cục diện mới cho ngành gỗ Việt Nam
- Tư duy sinh thái: Tạo ra chíp hệ thống vi lưu từ gỗ dán
- Quản lý rủi ro gỗ nguyên liệu châu Phi: Nghị định 102- hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề gỗ đi đúng đường ray pháp lý
- Nhân lực ngành gỗ: Đột phá trong năm 2020
- Chiến lược ngành gỗ: Sáng tạo và phát huy lợi thế
- Đưa dăm gỗ trở lại đúng hướng
- Vượt trên khủng hoảng, chạm tay vào đích
- Ngành gỗ trên cao tốc EVFTA: Mở đường tới đích
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh