Đưa dăm gỗ trở lại đúng hướng
Giá xuất khẩu dăm gỗ hai tháng vừa qua giảm quá sâu do người Nhật dừng mua và Trung Quốc đang ép giá do cung đang vượt cầu gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp”, giác đốc Công ty PISICO Quảng Nam nói với sự lo âu và đáng lo ngại hơn những trường hợp như PISICO Quảng Nam không phải là hiếm của ngành dăm trong thời gian gần đây
Trong 7 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu dăm gỗ đạt 923,01 triệu USD, giảm 1% về lượng và 6,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019 nhưng dăm gỗ không giải quyết đ ư ợ c hết các bài toán của mình trong thời gian qua khi đứng đơn độc.
Trong 2 tháng gần nhất, xuất khẩu dăm gỗ của PISICO chỉ còn ở mức 115-120 USD/tấn, trước đó vài tháng giá bán dăm là trên 130 USD cho thị trường Trung Quốc, giờ thì công ty đang cố gắng xoay xở để giải quyết vấn đề của chính mình.
Lý giải về sự sụt giảm về lượng và kim ngạch xuất khẩu dăm, các chuyên gia cho rằng, một trong những thị trường nhập dăm nhiều nhất của Việt Nam là Trung Quốc đã chuyển hướng mua dăm từ các nước như Brazil, Chile với chất lượng dăm tốt hơn, giá hợp lý hơn do giá dầu đang giảm, cùng với dịch Covid khiến các nhà cung dăm tại Brazil và Chile xảy ra tình trạng bán tháo dăm.
Cùng lúc đó, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới, nguyên nhân sụt giảm giá dăm gỗ là nhu cầu yếu tại thị trường Nhật Bản, vì ngành công nghiệp bột giấy và giấy ở Nhật Bản đã cắt giảm sản lượng, do giảm nhu cầu trong nước. Trước thực tế đó các nhà nhập khẩu dăm Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội này để ép giảm giá mua dăm tại thị trường Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, hàng tấn dăm gỗ vẫn nằm im tại các cảng do nhu cầu về giấy giảm mạnh, dịch bệnh Covid-19 làm cho các công ty sản xuất giấy, bột giấy trên thế giới phải ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đã có những cảnh báo từ sau khi ngành chế biến xuất khẩu dăm gỗ lên tới đỉnh cao khoảng 5 năm trước nhưng rốt cuộc, ngành dăm đã không thể tránh được thử thách này khi ngành phát triển quá nóng dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh.
Theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend, quy hoạch vùng chế biến gỗ mất cân đối rõ rệt, điều này là hệ quả của việc các nhà quản lý đã không thể kiểm soát được sự phát triển nóng của dăm gỗ, không có vùng quy hoạch chế biến gỗ trọng điểm, chẳng hạn như vùng Đông Nam bộ có trên 2.000 nhà máy chế biến gỗ nhưng chỉ có 5.000 ha rừng nhưng vùng Tây Bắc thì ngược lại, trên 100 nghìn ha rừng nhưng số lượng nhà máy chỉ vài trăm.
Một nguyên nhân khác khiến ngành dăm gỗ có xu hướng lao dốc đó là cùng lúc với dịch Covid-19, giá dầu thế giới giảm mạnh giúp cho chi phí vận chuyển giảm theo, nhiều nhà cung cấp dăm gỗ ở châu Phi, châu Mỹ, châu Úc đã có thể vươn đến thị trường Trung Quốc.
Vào lúc này, PISICO Quảng Nam cũng như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dăm khác đang cố gắng cầm cự để hòa vốn, đảm bảo có nguồn hàng cho tàu chạy, hoặc duy trì khối lượng làm việc của công nhân nhưng việc họ giảm giá để thích ứng với thị trường cũng đồng nghĩa với việc mua nguyên liệu ít hơn và chắc chắn tác động đến hàng trăm nghìn hộ gia đình, bao gồm nhiều hộ dân, nguồn lao động chính cho ngành dăm gỗ và hàng trăm nghìn lao động khác tham gia các khâu của chuỗi cung ứng.
Giải quyết câu chuyện ngành dăm gỗ là giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp và xử lý các nỗi lo của mỗi doanh nghiệp là mang tới niềm hi vọng cho mỗi người trồng rừng, lúc này, vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước cần được phát huy tối đa, ngoài những yếu tố căn bản là chất lượng giống cây, chính sách trồng rừng thì còn là chu kỳ trồng rừng,khai thác để mang lại hiệu quả tốt nhất và xem xét vấn đề giảm/bỏ thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này.
Mạnh Hùng (Gỗ Việt số 125, tháng 8/2020)
- Vượt trên khủng hoảng, chạm tay vào đích
- Ngành gỗ trên cao tốc EVFTA: Mở đường tới đích
- Sản phẩm mới, sức sống mới
- Khi làng nghề online
- Ngành gỗ: Trợ lực để ngành gỗ tăng tốc hậu dịch Covid- 19
- Doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến duy trì tăng trưởng: Nuôi dưỡng ý chí, quật khởi ngày trở lại
- Đón cơ hội từ nguồn nguyên liệu châu Âu
- EVFTA: Coi trọng bản sắc sản phẩm gỗ Việt Nam
- Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành gỗ: Nhanh tay bắt cơ hội
- Triển vọng thị trường gỗ xẻ toàn cầu năm 2020
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu