Ngành gỗ trên cao tốc EVFTA: Mở đường tới đích
Được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví như cao tốc nối liền Việt Nam với EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ 1/8 được kì vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ và quy mô hợp tác, thương mại và đầu tư, cũng như mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng hai phía. Với riêng ngành gỗ, liệu cao tốc này sẽ giúp các doanh nghiệp đến đích nhanh hơn?
Hưởng lợi thuế xuất khẩu
Số liệu từ Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hàng năm Việt Nam xuất khẩu trung bình từ 800 triệu USD sang EU (nếu tính cả Anh). Trong đó, các sản phẩm gỗ Việt Nam gồm: đồ gỗ phòng ngủ, đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ phòng bếp, đồ gỗ khác và bộ phận đồ gỗ chiếm tới trên 65% tổng giá trị xuất khẩu, và hiện thuế suất phải chịu là từ 2-10% (gỗ Chương 44) và 2,7 - 5,6% (sản phẩm gỗ). Chỉ có 13% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU là các mặt hàng thuộc Chương 44, mặt hàng mà Việt Nam ít có lợi thế cạnh tranh. 87% còn lại thuộc Chương 94- trong đó 92% giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thuộc Chương này đang hưởng mức thuế suất 0% khi xuất sang EU.
EVFTA được đánh giá sẽ mở ra một lộ trình thênh thang cho ngành gỗ khi phần lớn sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU sẽ được hưởng thuế suất 0%. Lộ trình cắt giảm theo thỏa thuận khoảng 83% dòng thuế đối với các sản phẩm gỗ từ 6% về 0% ngay sau khi Hiệp định đi vào thực thi, 17% các mặt hàng còn lại sẽ về 0% sau 5 năm, bao gồm gỗ dán, ván sợi, ván dăm,….
Về giá trị xuất khẩu, Hiệp định khi đi vào thực thi sẽ có thêm 17% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang EU được hưởng thuế 0%. Trong đó, các mặt hàng thuộc mã từ 4401- 4409, EU áp thuế từ 2-4% và các mặt hàng thuộc mã HS 4414/15/18/20/21 EU áp thuế từ 2,5-4% sẽ hưởng thuế 0% ngay sau hiệp định ký, hiện nhóm các mặt hàng này đang chiếm 10% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Nằm cùng trong nhóm được hưởng thuế 0% sau khi Hiệp định có hiệu lực còn phải kể tới các sản phẩm như đồ nội thất sử dụng trong nhà bếp (HS 9403.40); bộ phận đồ gỗ (HS 9403. 90); đồ nội thất kết hợp với vật liệu khác (HS 9403.80), mức thuế EU hiện áp từ 2,7 -5,6%, giá trị xuất khẩu của nhóm này chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu sang EU.
Như vậy, sau khi Hiệp định đi vào thực thi thì 99% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ được hương thuế xuất 0%, chỉ còn 1% giá trị xuất khẩu ở mặt hàng ván sợi, ván dăm và gỗ dán sẽ về 0% sau từ 4-6 năm.
Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam- cho hay, trước đây, EU áp thuế từ 2-4% đối với các mặt hàng thuộc mã từ 4401- 4409 và áp thuế áp thuế từ 2,5-4% đối các mặt hàng thuộc mã Hs 4414/15/18/20/21. Tuy nhiên, mức thuế suất sẽ về 0% ngay sau Hiệp định đi vào thực thi từ 1/8. Hiện nhóm các mặt hàng này đang chiếm 10% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU, một con số còn khiêm tốn nhưng sẽ sớm trở thành một chủ lực nếu như ngành gỗ tận dụng hết dư địa này.
“Các mặt hàng thuộc mã 4410 – 4412, mức thuế EU đang áp từ 6-10%, nhóm các mặt hàng này chỉ chiếm gần 1% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU, sẽ xóa bỏ dần đều trong 4-6 năm tới và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa”, ông Đỗ Xuân Lập cho biết thêm.
Cùng trong nhóm được hưởng thuế 0% sau khi Hiệp định đi vào thực thi còn phải kể tới các sản phẩm như đồ nội thất sử dụng trong nhà bếp (HS 9403.40); bộ phận đồ gỗ (HS 9403.90); đồ nội thất kết hợp với vật liệu khác (HS 9403.80), mức thuế EU hiện áp từ 2,7-5,6%, giá trị xuất khẩu của nhóm này chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu sang EU.
Các mặt hàng thuộc nhóm HS 4413/17/16/19 và các mặt hàng ghế ngồi (Hs 9401); đồ gỗ văn phòng (Hs 9403.30); đồ gỗ dùng trong phòng ngủ (Hs 9403.50), đồ gỗ nội thất khác (Hs 9403.60) đã hưởng thuế 0%, giá trị xuất của nhóm này chiếm tới 82% tổng giá trị xuất khẩu.
Cơ hội để vươn tới đích
Không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu. Việc tiếp cận máy móc, công nghệ hiện đại của EU cũng được các chuyên gia đề cập đến. Bởi lẽ, nếu trước đây, các loại máy móc thiết bị, các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu từ EU phải chịu thuế từ 20 - 30%, thì khi EVFTA đi vào thực thi sẽ giảm giá thuế nhập khẩu, thậm chí được miễn thuế hoặc trả chậm khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trang thiết bị. Lợi ích không nhỏ khác là nhập khẩu nguyên liệu từ EU, nguồn gỗ của EU có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ tăng khả năng thu mua khi được miễn thuế. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến gỗ tìm lại thị trường.
Nếu không có EVFTA với tốc độ tăng trưởng GDP hiện nay, ngành gỗ Việt Nam dễ mất sức cạnh tranh do không còn được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập GSP như Malaysia, Trung Quốc…
EVFTA sẽ giúp doanh nghiệp gỗ Việt Nam tiệm cận vị trí “mắt xích” quan trọng trong các chuỗi cung sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng EU, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản,… Nhờ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động hình thành các chuỗi cung ứng mới, mở rộng thị phần xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn.
Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU một năm khoảng 80 - 85 tỉ USD. Con số đó đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU. Dư địa thị trường rộng mở và các nhà nước và doanh nghiệp kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU sẽ đạt 1 tỉ USD ngay trong năm đầu tiên EVFTA được thực thi.
Để tận dụng cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho biết “nút thắt” lớn nhất mà mọi doanh nghiệp xuất khẩu lĩnh vực này muốn vào EU phải đáp ứng đó là nguồn gốc xuất xứ gỗ nguyên liệu. Bởi lẽ, EU sẽ từ chối đơn hàng nếu phát hiện nguồn gốc gỗ nguyên liệu được khai thác bất hợp pháp.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, tới đây, Bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện, trong đó đối với ngành đồ gỗ sẽ nhanh chóng triển khai Hiệp định VPA/FLEGT để thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bền vững. Bên cạnh đó, cần tập trung vào các vấn đề then chốt như: tăng cường diện tích rừng trồng có chứng chỉ; tất cả các doanh nghiệp ngành gỗ khi tham gia chuỗi cung ứng phải minh bạch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Hàng rào thuế quan giảm mở ra cơ hội rất lớn cho ngành gỗ Việt Nam tại thị trường EU. Cùng với sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng, vấn đề còn lại nằm ở chính các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Theo đó, cần phải xem xét những tiêu chuẩn của thị trường EU để tìm cách áp dụng vào sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần bắt đầu tìm kiếm đối tác ở EU để dễ dàng tiếp cận thị trường này hơn.
Nguyễn Hạnh (Gỗ Việt số 124- tháng 7/2020)
- Sản phẩm mới, sức sống mới
- Khi làng nghề online
- Ngành gỗ: Trợ lực để ngành gỗ tăng tốc hậu dịch Covid- 19
- Doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến duy trì tăng trưởng: Nuôi dưỡng ý chí, quật khởi ngày trở lại
- Đón cơ hội từ nguồn nguyên liệu châu Âu
- EVFTA: Coi trọng bản sắc sản phẩm gỗ Việt Nam
- Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành gỗ: Nhanh tay bắt cơ hội
- Triển vọng thị trường gỗ xẻ toàn cầu năm 2020
- Ngành gỗ năm 2020: Phát triển chuỗi giá trị, tạo sức bền vững cho ngành gỗ
- Gỗ sạch cho năm 2020: Vì một ngành gỗ bền vững
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025