Triển vọng thị trường gỗ xẻ toàn cầu năm 2020
T hị trường gỗ xẻ thế giới đã lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2018 và nó đã xuống dốc kể từ đó, nhiều người trong ngành đã đặt câu hỏi vì sao tình hình lại thay đổi nhanh đến vậy và liệu có lặp lại vào năm 2020 không. Câu trả lời đơn giản là các nền kinh tế và nhu cầu về sản phẩm gỗ toàn cầu tất cả đều chậm lại và có thể nhanh chóng tạo ra một thị trường dư cung với giá hàng hóa thấp.
Tất cả các thị trường toàn cầu, bao gồm Mỹ, Canada, hầu hết châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và phần lớn châu Á, đã bị dư cung trong suốt năm 2019, và nhu cầu cần được tăng trưởng đáng kể để hấp thụ công suất gia tăng vào năm 2020. Tuy nhiên, vào năm 2019 Bắc Mỹ đã cắt giảm hơn 3 triệu m3 và chuỗi cung ứng có thể không đủ mạnh để xử lý sự gia tăng nhu cầu. Do đó, biến động giá trong quý đầu tiên của năm 2020, hoặc sau đó có thể tác động vào thị trường Hoa Kỳ. Luôn có nhiều yếu tố thay đổi khác nhau có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến sự thay đổi không thể đoán trước về nguồn cung, nhu cầu hoặc giá gỗ.
Nhu cầu gỗ toàn cầu.
Về nền tảng, châu Âu (trừ Nga) và Bắc Mỹ (trừ Mexico), mỗi quốc gia chiếm 29% lượng gỗ xẻ mềm toàn cầu năm 2018. Trung Quốc chiếm cho 19%, do đó, ba quốc gia - Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc - cộng với Châu Âu đại chiếm 75% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Năm quốc gia tiêu thụ hàng đầu tiếp theo tương đối nhỏ: Nhật Bản (4,2%) và Nga (2,8%), tiếp theo là các quốc gia trồng thông khác nhau như Brazil, Chile và Úc, với tổng số 4,7% và Mexico.
Một cách khác để xem xét tiêu thụ toàn cầu là tính theo lục địa. Thêm vào Mexico, Bắc Mỹ chiếm 30% tổng nhu cầu toàn cầu, tiếp theo là châu Âu ở mức 29% và châu Á là 26%. Ba châu lục này đã tiêu thụ 86% gỗ xẻ mềm toàn cầu trong năm 2018. Bởi vì châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm 71% lượng gỗ xẻ mềm toàn cầu; nếu hai hoặc nhiều khu vực không vượt quá mức khoảng 3%, có thể một quốc gia thứ ba có thể kéo mức tăng trưởng trung bình dưới ngưỡng 2.2%. Năm 2018 chậm lại một phần do Hoa Kỳ giảm lượng tiêu thụ gỗ xẻ với mức đáng ngạc nhiên 1.4%; một tỷ lệ giảm tương tự được dự kiến cho năm 2019 do được ghi nhận là một năm ẩm ướt nhất. Châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng tiêu dùng tiêu cực trong năm 2018 (-0,1%), nhưng được dự báo có mức tăng nhẹ 0,8% cho năm 2019. Mức tăng trưởng ở Trung Quốc hơn 5% trong cả năm 2018 và 2019 nhưng không đủ bù đắp cho tình trạng sụt giảm ở Mỹ, Châu Âu và phần còn lại của thế giới.
Cung cấp gỗ xẻ toàn cầu
Nhìn lại năm 2018, châu Âu được xếp thành một khu vực, một trong năm nhà sản xuất lớn nhất là Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nga và Trung Quốc tất cả chiếm 86% sản lượng toàn cầu. Các khu vực sản xuất khác tương đối nhỏ bao gồm Nhật Bản (2,4%) và bốn quốc gia trồng thông (7,2%). Khi được nhóm theo lục địa, bốn khu vực chiếm 90% sản lượng toàn cầu: châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á và Nga.
Tổng xu hướng sản xuất gỗ xẻ toàn cầu năm 2019 đã phản ánh tốc độ tăng trưởng tiêu thụ - tăng 1,0% so với năm 2018. Khu vực Nga và CIS ghi nhận mức tăng sản lượng 7% trong năm 2019, trong khi châu Âu đạt mức tăng khoảng 2%. Tuy nhiên, hầu hết các khu vực khác (Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản) đều ghi nhận những khoản lỗ nhỏ do nhu cầu chậm hơn.
Xuất khẩu gỗ xẻ toàn cầu
Theo thống kê, châu Âu là khu vực xuất khẩu gỗ lớn nhất, mặc dù chỉ có 1/3 xuất khẩu được vận chuyển ra ngoài châu Âu: phần lớn đi đến các nước láng giềng châu Âu khác. Với châu Âu được xếp vào một khu vực, ba khu vực xuất khẩu hàng đầu - châu Âu, Nga và Canada - chiếm 88% xuất khẩu toàn cầu năm 2018. Theo sau là Belarus (2,6%), Mỹ (2,2%) và các quốc gia trồng thông của Chile, Brazil và New Zealand (gọi chung là 5,7%).
Nhập khẩu gỗ xẻ toàn cầu
Nhập khẩu toàn cầu cũng bị chi phối bởi châu Âu, nhưng một lần nữa chủ yếu bao gồm gỗ xẻ nhập khẩu từ các nước láng giềng châu Âu. Với châu Âu được xếp vào một khu vực, ba nhà nhập khẩu hàng đầu gồm châu Âu (32%), Trung Quốc (21%) và Hoa Kỳ (21%) – tổng chiếm 73% lượng gỗ xẻ nhập khẩu gỗ mềm toàn cầu. Sáu nhà nhập khẩu hàng đầu tiếp theo là hai quốc gia châu Á (Nhật Bản, 5,0%; Hàn Quốc, 1,5%) và ba quốc gia MENA (Ai Cập, 3,3%; Algeria, 1,8%; và Saudi Arabia, 1,3%), them nữa là Uzbekistan ( 1,8%) và Mexico (1,2%).
Tóm tắt và triển vọng
Khi xem xét xu hướng thị trường gỗ năm 2019, tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu bị hạn chế khoảng 0,3% (hoặc dưới mức trung bình dài hạn là 2,2%), và do đó, sự chậm lại của ngành công nghiệp khiến hầu hết các thị trường có nhu cầu chậm hơn, cung quá nhiều và giá gỗ thấp. Thị trường diễn biến phức tạp vào năm 2019 bởi một số nguyên nhân sau: • Chiến tranh thuế quan Hoa Kỳ-Trung Quốc • Chiến tranh gỗ xẻ Hoa Kỳ-Canada (thuế nhập khẩu tiếp tục 20.23%) • Địa chính trị khác (bao gồm Brexit) • Bão và dịch bọ cánh cứng Trung Âu gây ra tác động xấu trong sản xuất gỗ và xuất khẩu gỗ tròn • Chương trình bảo vệ môi trường của chính phủ Trung Quốc, khiến hàng trăm nhà máy cũ bị đóng cửa • Giá gỗ xẻ của Hoa Kỳ thấp, gây ra các đợt giảm giá lớn trong khu vực có chi phí cao như vùng B.C. Triển vọng toàn cầu cho năm 2020 có vẻ hứa hẹn hơn, thị trường Hoa Kỳ được hi vọng sẽ dẫn đầu với mức tăng tiêu thụ lên tới 5%. Điều này sẽ dẫn đến mức tiêu thụ gỗ xẻ toàn cầu khoảng 2,0-2,5% vào năm 2020. Điều này sẽ cao hơn một chút so với mức trung bình dài hạn là 2,2%, và do đó một chỉ số về sản xuất và xuất khẩu toàn cầu được cải thiện, song song với giá gỗ xẻ được cải thiện ít nhất là ở một vài thời điểm trong năm.
Một trong những yêu cầu cho một thị trường tăng trưởng tốt vào năm 2020 và 2021 sẽ là sự tăng trưởng của các thị trường xuất khẩu ở châu Á (bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản), Trung Đông và Bắc Phi. Sự phát triển ở tất cả các thị trường này sẽ cực kỳ quan trọng, để sản xuất dư thừa đủ được hấp thụ - với khối lượng đủ để thắt chặt cơ sở cung ứng toàn cầu và cho phép giá gỗ tăng lên.
GV - 120
- Ngành gỗ năm 2020: Phát triển chuỗi giá trị, tạo sức bền vững cho ngành gỗ
- Gỗ sạch cho năm 2020: Vì một ngành gỗ bền vững
- Gỗ Việt với luồng đỏ: Cần giải pháp kiểm soát xuất xứ tốt hơn
- TẠO KÊNH THÔNG TIN ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO
- Nguồn vốn FDI trong ngành gỗ: Đón nguồn vốn với sự thận trọng
- TAVICO: CHUỖI LIÊN KẾT CHẾ BIẾN GỖ - CƠ HỘI HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- Nhu cầu gỗ cứng Hoa Kỳ tiếp tục tăng tại thị trường trọng điểm Việt Nam
- Cải thiện năng suất lao động trong ngành gỗ
- Chứng nhận VFCS/PEFC tiếp bước đột phá cho xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam
- Bộ Tài chính kiến nghị lên Thủ tướng: Giữ nguyên mức thuế 2% đối với mặt hàng dăm gỗ
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh