TẠO KÊNH THÔNG TIN ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO
Tăng trưởng trong xuất khẩu gỗ đang có sự phát triển ổn định, và hai tháng cuối năm là thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu để ngành có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 11 tỉ USD như kế hoạch. Nhưng cùng với đó là những thách thức từ rủi ro về nguồn nguyên liệu, về mặt hàng và thị trường nhập khẩu Và khi Chính phủ Việt Nam đang thực hiện cam kết đảm bảo toàn bộ các mặt hàng gỗ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu là sản phẩm hợp pháp, trong khi cung gỗ nguyên liệu đầu vào cho ngành gỗ hiện vẫn còn sử dụng một lượng cung lớn gỗ là rừng tự nhiên, được khai thác từ các quốc gia có hệ thống quản trị rừng yếu kém, ví dụ tại các nước châu Phi, Campuchia hay Papua New Guine, đó là thách thức cần được giải quyết.
Trong báo cáo Giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam, các chuyên gia nhận định, hàng năm các doanh nghiệp tại Việt Nam (bao gồm cả FDI và doanh nghiệp nội địa) bỏ ra trên 2 tỉ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh, trong đó gỗ tròn, gỗ xẻ và ván các loại là 3 nhóm mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, với tỉ trọng 3 mặt hàng này chiếm trên dưới 65% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ hàng năm được nhập vào Việt Nam.
Trong số các quốc gia có lượng cung lớn, 5 quốc gia có lượng cung trên 100.000 m3 mỗi năm. Hoa Kỳ là nguồn cung lớn nhất, với lượng cung trên 500.000 m3 mỗi năm và lượng nhập tăng nhanh. Lượng nhập từ Chile, Brazil và Cameroon có động thái tăng tương tự. Campuchia cũng là quốc gia có lượng nhập lớn. Tuy nhiên lượng nhập từ nguồn này giảm nhanh trong thời gian gần đây. Việt Nam tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn gỗ tự nhiên có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới là một trong những rủi ro của ngành. Đây là thách thức lớn đối với việc thực hiện hiệu quả cơ chế đảm bảo tính hợp pháp của gỗ trong tương lai. Và các nước châu Phi hiện đã trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam. Hai mặt hàng nhập khẩu duy nhất là gỗ tròn và xẻ. Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,4 triệu m3 gỗ quy tròn, tương đương với 500 triệu USD.
Gỗ tròn và gỗ xẻ là gỗ tự nhiên nhập khẩu luôn ẩn chứa nhiều rủi ro về mặt pháp lý. Rủi ro hình thành khi các cơ chế, chính sách quy định tính hợp pháp của gỗ tại quốc gia khai thác không rõ ràng, thiếu tính nhất quán giữa các cơ quan trong cùng cấp, giữa các cấp chính quyền và giữa các khâu khác nhau của chuỗi cung. Rủi ro cũng hình thành khi thực thi chính sách yếu kém, là hệ quả của nạn tham nhũng tràn nan. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các nước châu Phi, với lượng nhập hàng năm lên tới trên dưới 1,5 triệu m3 gỗ tròn và xẻ, là một trong những nguồn cung có rủi ro rất lớn. Nhiều nghiên cứu công bố trong thời gian gần đây khẳng định tính rủi ro từ nguồn cung này. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng buôn lậu gỗ xuyên biên giới đang diễn ra tại một số quốc gia cung gỗ tại châu lục này. Bên cạnh đó, các loài nhập khẩu từ các quốc gia châu Phi vào Việt Nam đa dạng, với nhiều loài còn rất mới đối với Việt Nam, được sử dụng tên Việt Nam nhằm ‘nội địa hóa’ các loài mới này nhằm tăng sự chấp nhận của thị trường nội địa.
Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Campuchia luôn là rủi ro lớn và đã làm tổn hại nhiều đến hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam. Cung gỗ từ nguồn này giảm nhanh trong thời gian vừa qua. Đây là những tín hiệu rất tích cực cho ngành. Tuy nhiên, nguồn cung này vẫn tồn tại, chủ yếu là đối với gỗ xẻ. Rủi ro cũng xuất hiện trong một số luồng cung gỗ nguyên liệu mới, đặc biệt là các nguồn như từ Nga và Ukraine. Lượng gỗ nhập khẩu từ Nga và Ukraine tăng nhanh trong thời gian gần đây, từ khoảng 14.200 m3 năm 2018 lên gần 37.700 m3 chỉ trong 9 tháng đầu 2019. Một số doanh nghiệp chia sẻ hiện thị trường Việt Nam giá bán cùng 1 loại gỗ nhập từ thị trường này có sự chênh lệch rất lớn.
Làm thế nào để loại bỏ những rủi ro về tính pháp lý về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu luôn được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm trong thời gian qua để đảm bảo ngành gỗ được phát triển bền vững, trong đó, đặt ra mục tiêu tạo hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp sẽ đi vào vận hành và giấy phép FLEGT sẽ được cấp cho các mặt hàng gỗ xuất khẩu đi EU trong một vài năm tới. Theo ông Tô Xuân Phúc, để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ nên lựa chọn các ưu tiên về giảm thiểu/ xóa bỏ rủi ro theo ngắn, trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, các nguồn cung có rủi ro rất cao như nguồn cung từ Campuchia cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Trong trung và dài hạn, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, đại diện là các hiệp hội gỗ cần tích cực thu thập thông tin về chuỗi cung về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia châu Phi, PNG và một số nguồn cung mới.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp nên ưu tiên thiết lập các kênh thông tin, hợp tác với các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp tại các nước cung này, tổ chức triển khai các hoạt động nhằm cung cấp rõ các thông tin về cơ chế chính sách, về chuỗi cung và loại bỏ các rủi ro trong các chuỗi cung này. Đây là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp hiệu quả tại Việt Nam trong tương lai. Điều này cũng sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam hội nhập tốt hơn với thị trường thế giới. Thông tin thu thập bao gồm các cơ chế, chính sách quản lý các khâu khác nhau của chuỗi và tình trạng thực thi pháp luật tại các quốc gia cung gỗ này. Hợp tác, yêu cầu kết nối thông tin, bao gồm thông tin về cơ chế chính sách và về xuất nhập khẩu, giữa các cơ quan quản lý của Việt Nam và các cơ quan quản lý liên quan của nước xuất khẩu là điều hết sức cần thiết. Đại diện của cơ quan thương mại của Việt Nam, thông tin từ hiệp hội thông qua các thành viên có các hoạt động trực tiếp tại các quốc gia cung gỗ là những kênh thu thập thông tin quan trọng.
TRẦN TOẢN
- Nguồn vốn FDI trong ngành gỗ: Đón nguồn vốn với sự thận trọng
- TAVICO: CHUỖI LIÊN KẾT CHẾ BIẾN GỖ - CƠ HỘI HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- Nhu cầu gỗ cứng Hoa Kỳ tiếp tục tăng tại thị trường trọng điểm Việt Nam
- Cải thiện năng suất lao động trong ngành gỗ
- Chứng nhận VFCS/PEFC tiếp bước đột phá cho xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam
- Bộ Tài chính kiến nghị lên Thủ tướng: Giữ nguyên mức thuế 2% đối với mặt hàng dăm gỗ
- Thành viên của Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) triển khai thí Điểm quản lý rừng bền vững theo Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS)
- Kiểm soát nguồn cung gỗ châu Phi: Bước đi quan trọng để thực hiện cam kết VPA/FLEGT
- Nhà thiết kế John Kelly - Chuyên thiết kế nội thất từ gỗ cứng Hoa Kỳ: Thay đổi ý niệm nội thất từ gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ
- Việt Nam: Sẵn sàng cho ngành gỗ sạch
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu