Việt Nam: Sẵn sàng cho ngành gỗ sạch
Sau khi Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) ra thông báo khởi động Kế hoạch hành động về công bố thông tin và truyền thông để thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), ngành gỗ Việt Nam đã chính thức bước vào cuộc chiến chống gỗ bất hợp pháp với tin thần thực thi cam kết đã ký trong hiệp định với đối tác châu Âu.
Sau 6 năm đàm phán, VPA đã được EU và Việt Nam ký vào ngày 19/10/2018 tại Brussels, Bỉ. Khi VPA được thực hiện đầy đủ, tất cả gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất sang châu Âu từ Việt Nam sẽ có chứng chỉ FLEGT do Việt Nam cấp. Thứ trưởng Thường trực Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết Hiệp định VPA sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp, đồng thời thúc đẩy các sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU một cách hợp pháp. Hiện Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang 28 nước thành viên EU. Đây là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam, với các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU chiếm 13-17% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Việc thông báo kế hoạch truyền thông cho việc thực hiện hiệp định khẳng định nỗ lực và quyết tâm cao nhất của Chính phủ và các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trong việc hoàn thành các cam kết được đưa ra trong VPA để nhằm phát triển một ngành công nghiệp chế biến gỗ sử dụng các nguyên liệu gỗ bền vững và hợp pháp.
Để thực hiện kế hoạch truyền thông về Hiệp định VPA/FLEGT, Chương trình FAO-EU FLEGT tài trợ cho Dự án Kế hoạch hành động về công bố thông tin và truyền thông để thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) tổng số tiền là 273.000 USD, thực hiện trong thời gian 2 năm. Vấn đề minh bạch nguồn gốc gỗ nhập khẩu, kiểm soát chuỗi cung từ các quốc gia là vấn đề Việt Nam rất quan tâm trong suốt 6 năm đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT. Để kiểm soát nguồn gốc gỗ, trên cơ sở thỏa thuận với EU và các đối tác về kiểm soát nguồn gốc gỗ, mới đây, Việt Nam đã ban hành Luật Lâm nghiệp. Trong luật đã đề cao việc kiểm soát chuỗi cung ứng trong sản xuất. Lần đầu tiên, Việt Nam đã có Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp, cùng với đó là việc tăng mức xử phạt đối với các vi phạm. Và việc công bố kế hoạch hành động là một lời tuyên chiến với gỗ bất hợp pháp, với những doanh nghiệp chế biến gỗ thiếu sự minh bạch về nguồn gốc xuất xứ, và cao hơn nữa là đảm bảo cho uy tín của ngành gỗ Việt Nam được trong sạch, cho việc xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam được bền vững, và tăng khả năng khai thác thị trường rộng lớn EU trong tương lai. Dự án có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam với EU đang đi vào quá trình chuẩn bị thực thi. Dự án này sẽ góp phần giải quyết một cách căn bản các vấn đề hết sức cần thiết về thông tin, PHÁT TRIỂ N BỀ N VỮ N G Sus tai nabi l i t y truyền thông và công bố thông tin theo cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT nhằm thực hiện hiệp định một cách có hiệu quả. Theo ông Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, khi VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU được ký kết vào tháng 10/2018, hai bên nỗ lực cùng nhau chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hiệp định chính thức được phê chuẩn và triển khai thực hiện. Đây là hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý nhằm mục tiêu cải thiện quản trị rừng, thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU. Hiệp định được xây dựng dựa trên quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và có những điểm mới về truy xuất nguồn gốc gỗ là quản lý, kiểm soát gỗ nhập khẩu, phân loại mức độ rủi ro doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng, xác minh xuất khẩu, cấp phép FLEGT cho lô hàng xuất khẩu vào EU
Anh Tuấn – GV110
- Phát triển Lâm nghiệp: Động lực từ ngành gỗ
- Gỗ rừng trồng: Nền tảng phát triển bền vững
- Mục tiêu 12 tỉ USD cho ngành gỗ: Giải bài toán nguyên liệu trong mục tiêu ngắn hạn
- Ngành gỗ Việt Nam: Hướng tới lối sống xanh
- Thụy Sĩ giúp Doanh nghiệp gỗ Bình Dương phát triển bền vững
- Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: Niềm tin của Thủ tướng Chính phủ.
- Doanh nghiệp ngành gỗ cao su: Những thách thức từ nguồn nguyên liệu
- Phát triển từ nguyên liệu gỗ rừng trồng
- Gỗ sồi biến tính nhiệt (TMT) mang tới những cơ hội mới
- Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC) tại Thanh Hóa