Phát triển Lâm nghiệp: Động lực từ ngành gỗ
Thành công lớn của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2018 không phải là giá trị xuất khẩu đạt trên 9,3 tỉ USD mà ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trở thành động lực cho ngành lâm nghiệp phát triển. Đó là đánh giá của ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch HAWA tại Hội thảo công bố báo cáo thường niên ngành gỗ năm 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông, tổng cầu nguyên liệu của Việt Nam sử dụng trên 30 triệu m 3 , trong khi nhập khẩu trên 8 triệu m 3 quy tròn, và trên 26 triệu m 3 sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, rừng trồng trong nước sử dụng phổ biến là gỗ tràm/keo. Ngành công nghiệp chế biến gỗ có công trong việc sử dụng gỗ tràm/keo trong chế biến gỗ, tạo động lực cho ngành lâm nghiệp phát triển khi ban đầu cây tràm/keo chỉ là cây trồng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Do vậy cây lâm nghiệp không ngừng phát triển, các loại cây gỗ rừng trồng nói chung và cây gỗ tràm chiếm vai trò quan trọng trong chế biến gỗ và tạo ra nguồn nguyên liệu hợp pháp cho chế biến gỗ. Trong vài năm vừa qua, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng doanh nghiệp với lâm dân trồng rừng trong việc duy trì rừng có độ tuổi lớn, tạo ra sinh khối lớn cho ngành chế biến gỗ phát triển. Mỗi vùng có cách duy trì tạo ra sinh khối lớn trong rừng. Và vì vậy, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ cần phải có chính sách riêng đối với từng vùng. Trong khi đó, đánh giá về nguyên liệu gỗ nhập khẩu, ông Huỳnh Văn Hạnh cũng cho rằng, việc duy trì nhập khẩu là điều hết sức bình thường của hoạt động thương mại, nó cũng đồng thời đáp ứng sự đa dạng và thị hiếu của người tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Đồng tình với quan điểm của ông Hạnh, ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, sự phát triển của ngành gỗ trong vài năm qua đã dẫn dắt cho ngành lâm nghiệp phát triển tương xứng, và thậm chí tới thời điểm nào đó khi chế biến gỗ dịch chuyển sang nước khác thì lâm nghiệp vẫn phát triển, giống như các nước phát triển khác trên thế giới, đó là những vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Ông Hiệp cũng nhận định rằng, Việt Nam cần phải có quy hoạch và có chính sách đầu tư mạnh vào nguồn nguyên liệu. Gỗ tràm và cao su của Việt Nam có một đặc điểm là vừa sử dụng được ở trong nhà và ngoài trời, nên phù hợp cho việc chế biến gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Việc thúc đẩy trồng và phát triển hai loại gỗ này cần phải được khuyến khích và có chính sách phát triển riêng biệt. Bên cạnh đó, cần có sự ủng hộ quảng bá nguồn nguyên liệu gỗ trong nước, để nâng cao giá trị xuất khẩu của ngành chế biến gỗ trong những năm tiếp theo, gắn trồng rừng với chế biến gỗ, đưa vào chuỗi giá trị sản xuất.
Trần Toản - GV 109
- Gỗ rừng trồng: Nền tảng phát triển bền vững
- Mục tiêu 12 tỉ USD cho ngành gỗ: Giải bài toán nguyên liệu trong mục tiêu ngắn hạn
- Ngành gỗ Việt Nam: Hướng tới lối sống xanh
- Thụy Sĩ giúp Doanh nghiệp gỗ Bình Dương phát triển bền vững
- Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: Niềm tin của Thủ tướng Chính phủ.
- Doanh nghiệp ngành gỗ cao su: Những thách thức từ nguồn nguyên liệu
- Phát triển từ nguyên liệu gỗ rừng trồng
- Gỗ sồi biến tính nhiệt (TMT) mang tới những cơ hội mới
- Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC) tại Thanh Hóa
- Xây dựng thương hiệu ngành gỗ: Giá trị cốt lõi của ngành gỗ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu