Bộ Tài chính kiến nghị lên Thủ tướng: Giữ nguyên mức thuế 2% đối với mặt hàng dăm gỗ
Dự thảo tăng thuế xuất khẩu lên 5%, có thể tạo ra ảnh hưởng không tốt tới chuỗi cung ứng dăm gỗ xuất khẩu đã đặt ra nhiều vấn đề cần được phân tích thấu đáo và tìm ra giải pháp phù hợp. Một câu hỏi đặt ra là liệu chính sách tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ lên 5% có đạt được mục tiêu hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô và ngành chế biến đồ gỗ nội thất đã được đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào chất lượng, giá cả hợp lý hay chưa đã có lời giải đáp từ chính Bộ tài chính.
Cuộc họp vào đầu tháng 8 vừa rồi với sự chủ trì của Bộ Tài chính, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng với các Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương các doanh nghiệp dăm gỗ trong cả nước về việc ý kiến dự thảo sửa đổi Nghị định 125 của chính phủ về biểu thuế xuất nhập khẩu, trong đó có việc đề xuất tăng thuế mặt hàng dăm gỗ từ 2% lên 5% đã đạt được sự đồng thuận trong cách đánh giá tác động của dự thảo này.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu về tiêu thụ dăm gỗ của thị trường thế giới rất cao, với mục đích sử dụng dăm gỗ làm giấy. Một năm tổng nhu cầu đối với hàng này trên thế giới khoảng 30 triệu tấn. Việt Nam hàng năm xuất khẩu khoảng trên 10 triệu tấn dăm khô ra thế giới, với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình trồng rừng với diện tích trên 2,4 triệu ha rừng trồng. Gỗ làm dăm chủ yếu sử dụng gỗ keo, cao su, bạch đàn, trong đó lượng gỗ cung cấp cho dăm tới 50% gỗ từ các hộ gia đình trồng rừng, nếu tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ lên 5%, chính những người trồng rừng là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Ông Nguyễn Nị, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH Nguyên liệu Giấy Quảng Nam nhận định, tăng hoặc giảm thuế xuất khẩu dăm gỗ phải tạo cơ chế không tác động tiêu cực tới nguồn thu của các hộ trồng rừng. Nguồn thu của hộ trên một đơn vị sản phẩm sau khi áp thuế ít nhất phải bằng với nguồn thu của hộ trên cùng đơn vị sản phẩm trước áp thuế. Không đạt được mục tiêu cốt lõi này sẽ làm giảm giá trị của chính sách thuế, hoặc thậm chí phản tác dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Ông nói tiếp, đối với các mặt hàng nông nghiệp khác như dưa hấu, vải,… thì nhà nước có chính sách “giải cứu” cho sản phẩm. Với gạo, điều, cà phê,… đều có đề nghị nhà nước mua tạm trữ. Vậy đối với cây gỗ của người dân nếu trồng ra mà không bán được vậy có tạm trữ không, khi người dân tự trồng rừng, nếu mưa, bão gây hại thì nhà nước có chính sách giúp người trồng rừng không? Ông cũng đề nghị Bộ tài chính cần phải có khảo sát thực trạng của việc tăng thuế này với người dân có tác động ra sao. Trong khi giống cây người dân trồng với giống thái hóa, hầu hết bà con trồng rừng ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
Rừng trồng bằng giống keo Úc do Công ty TNHH Hào Hưng đầu tư tại huyện Qung Bình, Hà Giang
Hiện tại, dù là nước xuất khẩu dăm gỗ lớn nhưng dăm gỗ của Việt Nam chất lượng lại chưa cao nên, như nhiều ngành nguyên liệu khác, dăm gỗ Việt Nam hầu như xuất lớn vào thị trường Trung Quốc và có sự lệ thuộc rất lớn vào thị trường này. Giá xuất dăm gỗ không cao, theo các chuyên gia là do Việt Nam đa phần sử dụng giống chất lượng thấp để trồng nên chất lượng gỗ từ rừng không hiệu quả, sợi xenlulozo thấp, vì vậy không có gỗ lớn, cho ra sản phẩm có chất lượng thấp so với các nước khác. Mặt khác, tuy là nước xuất khẩu dăm gỗ chiếm tới 30% thị trường thế giới, nhưng dăm gỗ Việt Nam lại không làm chủ được cuộc chơi. Vì người dân thu hoạch non gỗ rừng để làm dăm gỗ, do tuổi cây thấp nên hiện tượng lẫn tạp chất, độ ẩm cao, ẩm mốc, hàm lượng xenlulozo thấp là tương đối phổ biến. Bởi vậy, việc định hình thị trường tiêu thụ thế giới cũng như nắm quyền điều tiết thị trường dăm gỗ Việt Nam không làm được. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, phải có chính sách hỗ trợ dăm gỗ để giúp các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, và khi đó việc tăng thuế sẽ không ảnh hưởng gì tới lâm dân, mà sẽ do nhà nhập khẩu chịu.
Ông Lê Công Cẩn- Công ty TNHH Cát Phú phát biểu tại buổi họp với vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính về thuế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ
Ông Lê Công Cẩn – Công ty TNHH Cát Phú Vũng Tàu cho biết, thu ngân sách tứ mức thuế 2% đối với dăm gỗ đối với nhà nước chưa phải là lớn, nhưng nếu ở mức thu này thì trong 1 chu kỳ 5 năm nhà nước sẽ lấy của người dân trồng rừng từ 3-4 triệu đồng/1ha, trong khi nhà nước đã có chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng ở mức 50.000 VNĐ/1ha đối với rừng trồng rừng tại Quyết định số 38 năm 2016. Vậy việc tăng thuế xuất khẩu có mẫu thuẫn không, và các cơ quan nhà nước cần phải có nghiên cứu tác động cụ thể về tác động của tăng thuế này đối với người dân trồng rừng.
Theo ông, cơ chế thị trường đã điều tiết rất tốt cho ngành, nếu chúng ta áp dụng bất kỳ một biện pháp can thiệp nào sẽ là thất bại. Nếu nhà nước can thiệp bằng chính sách thuế để tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ phát triển. Có thể sẽ tạo sự hy sinh lợi ích của người trồng rừng để bù đắp cho chế biến lâm sản. Trong khi người dân trồng rừng phải đối diện với nhiều sự rủi ro, và chịu đánh thuế, thì chế biến gỗ lại không có chính sách nào để đồng hành rủi ro cùng người dân trồng rừng. Xung đột lợi ích này sẽ gây ra tác động tiêu cực với người dân trồng rừng.
Trong khi đó, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, cần phải thận trọng khi tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ, nếu tăng thì phải có lộ trình cụ thể. Với chính sách hạn chế xuất khẩu thô, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất tăng thuế xuất dăm theo lộ trình mỗi năm tăng 1%.
Đồng tình với các doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhận định, Mục đích của giải pháp đề xuất tăng thuế dăm gỗ 5% là để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ và hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô do người dân khai thác rừng non. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, đánh giá và lắng nghe đóng góp ý kiến của doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhận thấy việc xuất khẩu dăm gỗ không tác động tới việc dịch chuyển nguồn nguyên liệu gỗ cho chế biến gỗ, cũng như không thể hạn chế được người dân khai thác gỗ non, do xuất phát từ thực tế gỗ dân trồng từ nguồn giống có chất lượng kém và nhiều lý do trong thực tế phát sinh. Do vậy việc tăng thuế từ 2% lên 5% không tác động tới hai mục tiêu đề ra ban đầu, với lý do này Vụ chính sách thuế sẽ có văn bản kiến nghị lên Chính phủ giữ nguyên mức thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này là 2%. Việc thu thuế 2% sẽ góp phần hỗ trợ tốt cho các chính sách mà Chính phủ hiện đang áp dụng đối với ngành lâm nghiệp.
Gỗ Việt số 114 - tháng 8/2019
- Thành viên của Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) triển khai thí Điểm quản lý rừng bền vững theo Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS)
- Kiểm soát nguồn cung gỗ châu Phi: Bước đi quan trọng để thực hiện cam kết VPA/FLEGT
- Nhà thiết kế John Kelly - Chuyên thiết kế nội thất từ gỗ cứng Hoa Kỳ: Thay đổi ý niệm nội thất từ gỗ sồi đỏ Hoa Kỳ
- Việt Nam: Sẵn sàng cho ngành gỗ sạch
- Phát triển Lâm nghiệp: Động lực từ ngành gỗ
- Gỗ rừng trồng: Nền tảng phát triển bền vững
- Mục tiêu 12 tỉ USD cho ngành gỗ: Giải bài toán nguyên liệu trong mục tiêu ngắn hạn
- Ngành gỗ Việt Nam: Hướng tới lối sống xanh
- Thụy Sĩ giúp Doanh nghiệp gỗ Bình Dương phát triển bền vững
- Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: Niềm tin của Thủ tướng Chính phủ.
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh