EVFTA: Coi trọng bản sắc sản phẩm gỗ Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vừa mới được ký kết được đánh giá sẽ là cú hích cho ngành gỗ Việt tại thị trường EU khi thời gian gần đây cán cân phát triển mới nghiêng nhiều sang thị trường Mỹ.
Cơ hội cho cả 2 phía
Ông Vũ Hải Bằng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland – cho biết, Hiệp định EVFTA được thông qua giúp tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm gỗ từ Việt Nam so với những đối thủ khác không có Hiệp định khi mà sắc thuế được gỡ bỏ. Bên cạnh đó, mang lại niềm tin đối với người tiêu dùng EU do các doanh nghiệp ngành gỗ tuân theo khuôn khổ pháp lý chuẩn mực khi mà thâm nhập vào thị trường của họ. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt cũng sẽ tăng thêm sự tự tin khi mà mở rộng sản xuất và đầu tư thêm vào lĩnh vực này.
Là doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Anh, ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lâm Việt (Bình Dương) nhận định, lâu nay sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU không phải chịu hàng rào thuế quan lớn, thuế suất không cao. Đây cũng là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, doanh số của các doanh nghiệp Việt tại thị trường EU không lớn như thị trường Mỹ. Ông Nguyễn Liêm cho rằng, dư địa xuất khẩu sang thị trường EU vẫn còn nhưng không lớn. Ở chiều ngược lại, đối với các doanh nghiệp EU, đây là cơ hội lớn cho họ.
Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Vũ Hải Bằng nói: Tôi không cho rằng sự đầu tư về sản xuất đồ gỗ từ EU vào Việt Nam sẽ tăng trưởng. Bởi những lợi thế về vốn của họ chưa chắc đã được phát huy hết trong môi trường Việt Nam khi mà vấn đề về giá thành, hay các đối thủ đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc có những ưu thế nhất định. Tuy nhiên, khả năng cao hơn đó là việc một số đối tác EU sẽ quan tâm đến việc xây dựng chuỗi liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng quy mô sản xuất.
Sản xuất đồ gỗ tại Công ty CP Woodsland
Giải pháp nào để tận dụng cơ hội?
Tuy nhiên, bức tranh ngành gỗ không chỉ toàn màu sáng, câu hỏi đặt ra liệu chăng các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tối đa cơ hội này? Điều mà ông Nguyễn Liêm lo lắng chính là các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan sẽ tăng cường sự hiện diện của họ tại thị trường Việt Nam để sản xuất và dùng Việt Nam như là bệ phóng để họ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu sang thị trường EU.“Quy định về các dự án đầu tư để được cấp nguồn gốc xuất xứ ở Việt Nam hiện nay là khá lỏng lẻo. Chúng ta chỉ quy định làm cho giá trị gia tăng của sản phẩm lên được 30% thì dự án đó sẽ được chấp nhận. Mà 30% với cách tính của các doanh nghiệp này thì thực chất nó là 30% hay 20%, hay thậm chí 10% thì cũng không ai có thể kiểm soát được”,ông Nguyễn Liêm nói.
Ông Nguyễn Liêm cho rằng, nếu không kiểm soát được nguồn gốc của bán thành phẩm này, hoặc để lẩn tránh thuế hoặc được hưởng hay không thì cũng rất khó cho các doanh nghiệp trong nước. Những lỗ hổng về chính sách có thể dẫn đến tình trạng không những doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi mà có khi còn bị thua thiệt.
Sở hữu trí tuệ - một trong những điều khoản được quy định rất ngặt nghèo trong Hiệp định. Không tỏ ra lo lắng về vấn đề này, ông Nguyễn Liêm cho hay, với ngành chế biến gỗ, các thiết kế của ngành gỗ nhiều năm nay đa phần thiết kế được nhà mua hàng cung cấp, doanh nghiệp làm theo thiết kế được đặt hàng và bán lại cho họ chứ không thể bán ra ngoài, do đó, chuyện vi phạm sợ hữu trí tuệ trong ngàng gỗ là rất thấp.“Lâu nay, tôi chưa thấy có đơn vị nào bị kiện về sở hữu trí tuệ, thiết kế của ngành gỗ”, ông Nguyễn Liêm nói.
Về sở hữu trí tuệ, đây là vấn đề lớn và mang lại sự minh bạch, an tâm với đối tác khi họ phát triển sản phẩm và sự hợp tác lâu dài với 1 doanh nghiệp sản xuất. Ông Vũ Hải Bằng cho rằng, đối với ngành gỗ đây là vấn đề của từng doanh nghiệp khi mà xây dựng uy tín của mình trong hoạt động kinh doanh, giữ nguyên tắc đạo đức và pháp luật khi phát triển hệ thống khách hàng và phát triển sản phẩm mới.“Những gì của khách hàng nào thì chúng ta không thể đơn giản mang đi chào cho khách hàng khác, đây là nguyên tắc tối thiểu”, ông Bằng nói.
Khẳng định EU cực kỳ quan trọng vấn đề mẫu mã, nếu như việc nhái mẫu, lấy cắp bản quyền thì sẽ dính đến các vấn đề kiện cao, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – nhận xét, khi Hiệp định được cụ thể hóa thì vấn đề sở hữu trí tuệ càng phải được nghiêm túc thực hiện. Nguồn gốc của sản phẩm phải đảm bảo độ có sự quản trị theo chương trình chung của gỗ sạch, gỗ EU. Để vừa đảm bảo coi trọng vấn đề phát triển mẫu mã, đồng thời coi trọng vấn đề bản sắc, sản phẩm thực sự của Việt Nam.
Thị trường châu Âu là thị trường truyền thống, ông Đỗ Xuân Lập nhận xét: thị trường EU dễ tính hơn Mỹ thì không phải, nhưng sản phẩm đến với thị trường này đa dạng và nhiều mẫu mã phù hợp với năng lực, nhà máy, tay nghề của công nhân Việt Nam. Tận dụng lợi thế của mình để phát triển sang EU, cùng với Hiệp định EVFTA để giữ vững và mở rộng thêm thị trường này, tránh tình trạng quá nghiêng vào một thị trường, khi có sự “rung, lắc” sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp cần có những mẫu mã riêng trong thiết kế, mẫu tạo ra sức hút, việc này sẽ đảm bảo cho việc phát triển lâu dài và có tính bền vững. Các doanh nghiệp cũng nhận thức các vấn đề này rất rõ.
Nguyễn Hạnh - Gỗ Việt số 121- tháng 4,2020
- Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành gỗ: Nhanh tay bắt cơ hội
- Triển vọng thị trường gỗ xẻ toàn cầu năm 2020
- Ngành gỗ năm 2020: Phát triển chuỗi giá trị, tạo sức bền vững cho ngành gỗ
- Gỗ sạch cho năm 2020: Vì một ngành gỗ bền vững
- Gỗ Việt với luồng đỏ: Cần giải pháp kiểm soát xuất xứ tốt hơn
- TẠO KÊNH THÔNG TIN ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO
- Nguồn vốn FDI trong ngành gỗ: Đón nguồn vốn với sự thận trọng
- TAVICO: CHUỖI LIÊN KẾT CHẾ BIẾN GỖ - CƠ HỘI HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- Nhu cầu gỗ cứng Hoa Kỳ tiếp tục tăng tại thị trường trọng điểm Việt Nam
- Cải thiện năng suất lao động trong ngành gỗ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu