Chiến lược ngành gỗ: Sáng tạo và phát huy lợi thế
Chúng ta đã thật sự nghiêm túc nhìn nhận về mặt chiến lược của ngành gỗ hay chưa vừa trở thành vấn đề được quan tâm nhất vào lúc này, khi các chuyên gia nhận định, ngành gỗ Việt Nam trong một thời gian dài đã không tranh thủ được lợi thế và sự chuyển dịch nguồn cung cầu của thế giới vào Việt Nam, đây là một thiệt thòi vì chúng ta đã để lợi thế trôi đi một cách lãng phí, vì đã để tuột cơ hội phát triển mạnh hơn nữa ngành gỗ trong thời điểm dịch Covid-19 làm giảm sức tăng tốc của ngành.
Một tầm nhìn chiến lược mới cần được đặt ra và phải thay đổi trong bối cảnh kinh tế chính trị đang diễn ra hết sức mau lẹ, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, thay đổi về mặt chiến lược ở đây, như ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nhận định là nhìn nhận về mặt thị trường, thị trường Mỹ là thị trường rất lớn, có nhu cầu cao về đồ gỗ, đặc biệt là các sản phẩm có tính chiến lược dùng trong nhà nhất là trong mùa đại dịch Covid-19 trị giá vài chục tỉ USD như sản phẩm ván, plywood, tủ bếp, bàn trang điểm, tủ nhà tắm, nên ngành gỗ phải tranh thủ lợi thế này tham gia một cách tích cực, mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chúng ta đã hơn một lần nói về xu hướng mới tại thị trường Mỹ, và cũng nhiều lần như thế nói về sự tự thay đổi và thích nghi với tình hình mới thời Covid-19, đó là nắm bắt xu hướng tiêu dùng, sáng tạo, tiếp cận công nghệ, giải phóng năng lượng cho ngành và không có gì tốt hơn chính là sự triệt để và tích cực thay đổi, đó là đóng cửa những nhà máy không đạt chuẩn, xây dựng các nhà máy đạt chuẩn quốc tế, đồng thời thay đổi công nghệ, đi vào công nghệ mang tính chất chuyên môn hóa cao, để tạo ra năng suất lao động, tạo ra năng lực quản trị dựa trên giải pháp công nghệ, và đồng thời tạo ra năng suất, đây là bài toán chiến lược của ngành gỗ nói chung.
Dù chưa có sự chuyển đổi thật sự lớn như kì vọng nhưng một nhóm các doanh nghiệp đã tự thay đổi và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với các sản phẩm chiến lược và thị trường. Đây là một sự thay đổi cần quảng bá rộng rãi trong ngành gỗ, chiếm lĩnh lợi thế mà chúng ta đang có.
Nắm bắt xu hướng, thay đổi cơ cấu dòng sản phẩm để tiếp cận các thị trường cũng như phân khúc tiêu dùng trên thị trường thế giới đòi hỏi sự nhạy bén và khả năng kiểm soát tốt tình thế, đó là một trong số những yêu cầu của doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, với các dòng sản phẩm chiến lược.
Chúng ta đẩy mạnh việc phát triển dòng sản phẩm như tủ bếp, plywood, bàn trang điểm hay tủ nhà tắm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên thế giới thời đại dịch Covid-19 nhưng cùng lúc đó, không phát triển quá nóng hoặc tạo ra rủi ro, khiến các doanh nghiệp và ngành gỗ rơi vào tình trạng bị điều tra hay áp thuế bán phá giá như thời gian qua là đòi hỏi cần thiết cho những thay đổi này.
Cẩm Lê (Gỗ Việt số 126, tháng 9/2020)
- Đưa dăm gỗ trở lại đúng hướng
- Vượt trên khủng hoảng, chạm tay vào đích
- Ngành gỗ trên cao tốc EVFTA: Mở đường tới đích
- Sản phẩm mới, sức sống mới
- Khi làng nghề online
- Ngành gỗ: Trợ lực để ngành gỗ tăng tốc hậu dịch Covid- 19
- Doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến duy trì tăng trưởng: Nuôi dưỡng ý chí, quật khởi ngày trở lại
- Đón cơ hội từ nguồn nguyên liệu châu Âu
- EVFTA: Coi trọng bản sắc sản phẩm gỗ Việt Nam
- Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành gỗ: Nhanh tay bắt cơ hội
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu