Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Vifores: Mở ra cục diện mới cho ngành gỗ Việt Nam
Để đảm bảo phát triển bền vững kinh tế xã hội, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng và ngành kinh tế lâm sinh. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy thương mại đồ gỗ và mở ra một cục diện mới ngành kinh tế lâm nghiệp Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng với quốc tế với yêu cầu quản lý chế biến và thương mại lâm sản, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng bền vững.
Đó là một trong những trọng tâm của việc ký kết Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vào đầu tháng 9 vừa rồi.
Sự kiện này có nghĩa lớn giúp tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, chiến lược phát triển, các chương trình đề án lớn về phát triển rừng và ngành lâm nghiệp bền vững đối với khu vực Chính phủ, các Bộ ngành, hiệp hội ngành hàng và người dân để hướng tới một đỉnh cao mới “Rừng là vàng” đúng nghĩa và đến năm 2025 là xuất khẩu 20 tỉ USD gỗ và sản phẩm gỗ không phải quá xa vời.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, việc ký kết hợp tác sẽ mở ra một cục diện mới, giúp ngành kinh tế lâm nghiêp Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng với các yếu tố thời đại. Công tác tập trung chú ý đến tổ chức thị trường, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, thế chế để phát triển rừng, cũng như thúc đẩy cả 3 khu vực từ người dân tới doanh nghiệp và các cơ quan quản lý chính sách. Với sự phối hợp này thì mục tiêu xuất khẩu gỗ 20 tỉ năm 2025 mà Thủ tướng đặt ra sẽ đạt được.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá cao quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội là một bước đột phá trong việc hình thành các kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh bức tranh ngành gỗ đang có nhiều thay đổi. Với vai trò là đầu mối quốc gia của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam, Hiệp hội ý thức được việc thực hiện quy chế có hiệu quả sẽ là hình mẫu trong việc xây dựng chính sách và thực thi chính sách nhằm tăng cường cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh cung cầu thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cam kết sẽ phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp vì mục tiêu duy trì sự phát triển năng động của ngành, giảm thiểu rủi ro hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cũng cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các nội dung đã thống nhất với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và tin rằng mục tiêu của quy chế phối hợp là thúc đẩy xuất khẩu lâm sản bền vững, hiệu quả sẽ đạt được.
(Gỗ Việt số 126, tháng 9/2020)
- Tư duy sinh thái: Tạo ra chíp hệ thống vi lưu từ gỗ dán
- Quản lý rủi ro gỗ nguyên liệu châu Phi: Nghị định 102- hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề gỗ đi đúng đường ray pháp lý
- Nhân lực ngành gỗ: Đột phá trong năm 2020
- Chiến lược ngành gỗ: Sáng tạo và phát huy lợi thế
- Đưa dăm gỗ trở lại đúng hướng
- Vượt trên khủng hoảng, chạm tay vào đích
- Ngành gỗ trên cao tốc EVFTA: Mở đường tới đích
- Sản phẩm mới, sức sống mới
- Khi làng nghề online
- Ngành gỗ: Trợ lực để ngành gỗ tăng tốc hậu dịch Covid- 19
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu