Định vị gỗ nhiệt đới nhập khẩu: Đưa gỗ vào cơ chế kiểm soát
“ Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu gỗ từ 20- 22 quốc gia ở châu Phi, xét về loài rủi ro, sẽ có 7/100 loài gỗ tròn rơi vào danh sách loài rủi ro, gỗ xẻ có 12/83 loài rủi ro nhập khẩu. Gỗ nhập từ Lào, với loài gỗ tròn cũng có 5/14 loài nằm trong danh sách loài rủi ro, gỗ xẻ có 25/64 loài rủi ro. Gỗ nhập từ Campuchia, các loài gỗ tròn có 7/15 loài rủi ro, gỗ xẻ có 14/32 loài rủi ro. PNG cũng rơi vào danh sách vùng địa lý rủi ro, loài rủi ro có 7/13 loài gỗ xẻ rơi vào danh sách loài rủi ro, 1/78 loài gỗ tròn trong danh sách loài rủi ro”.
“Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu gỗ từ 20- 22 quốc gia ở châu Phi, xét về loài rủi ro, sẽ có 7/100 loài gỗ tròn rơi vào danh sách loài rủi ro, gỗ xẻ có 12/83 loài rủi ro nhập khẩu. Gỗ nhập từ Lào, với loài gỗ tròn cũng có 5/14 loài nằm trong danh sách loài rủi ro, gỗ xẻ có 25/64 loài rủi ro. Gỗ nhập từ Campuchia, các loài gỗ tròn có 7/15 loài rủi ro, gỗ xẻ có 14/32 loài rủi ro. PNG cũng rơi vào danh sách vùng địa lý rủi ro, loài rủi ro có 7/13 loài gỗ xẻ rơi vào danh sách loài rủi ro, 1/78 loài gỗ tròn trong danh sách loài rủi ro”. Ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends khái quát hiện trạng nhập khẩu gỗ nhiệt đới vào Việt Nam suốt thời gian qua, trước khi Nghị định VNTLAS bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng này, bức tranh tổng quát cho thấy, thì hầu hết gỗ nhiệt đới nhập khẩu từ các nước, vùng địa lý nói trên đều rơi vào trạng thái vùng địa lý hoặc quốc gia có rủi ro cao.
Như vậy, chính các doanh nghiệp là người chịu tác động đầu tiên, sau đó lớn hơn là ngành gỗ Việt Nam, khi những yêu cầu về minh bạch nguồn gốc gỗ, về các cuộc điều tra chống sản phẩm gỗ làm từ gỗ bất hợp pháp ngày càng nhiều hơn, khi cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã tác động mạnh mẽ tới mọi thành phần. Các loài gỗ rủi ro nhập khẩu từ các khu vực này có tỉ trọng tương đối cao, chẳng hạn như tổng lượng cung gỗ tròn từ châu Phi trong 7 tháng đầu 2020 là trên 380.000 m3. Lượng cung gỗ xẻ nhỏ hơn, khoảng trên 220.500 m3 trong 7 tháng đầu 2020. Lượng nhập từ các nguồn này lên tới trên dưới 30% trong tổng lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm. Nguồn cung từ châu Phi có vai trò quan trọng nhất, với lượng cung chiếm khoảng trên 80% tổng lượng cung từ các nguồn nhập khẩu từ khu vực nhiệt đới. Trong các quốc gia cung gỗ châu Phi cho Việt Nam có khoảng 7-8 quốc gia có lượng nhập lớn, khoảng từ 10.000 m3/ năm trở lên.
Trong khi nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Lào và Campuchia đang giảm mạnh về lượng. Đây là những tín hiệu rất tích cực cho ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, dù có giảm nhưng các cơ chế chính sách bao gồm cả Nghị định VNTLAS nên tập trung vào các quốc gia này. Và trên hết, việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT), đóng vai trò quan trọng trong Nghị định này, vì nó được xây dựng nhằm kiểm soát chặt chẽ tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Các cơ chế này được dựa trên các tiêu chí phân loại rủi ro theo vùng địa lý (quốc gia) và loại gỗ.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, việc xây dựng và kích hoạt danh sách vùng địa lý rủi ro và loài rủi ro có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Đây là những việc làm hết sức cần thiết nhằm duy trì và phát triển ngành, thực hiện các cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế. Sự cần thiết của Nghị định 102 là không cần bàn luận nhiều hơn nữa nhưng quá trình thực thi có thể sẽ khiến doanh nghiệp không kịp điều chỉnh các kế hoạch nhập khẩu.
Đại diện Công ty TNHH Hưng Long, một doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Phi lớn cho biết, hợp đồng công ty đã ký trước khi có danh mục vùng rủi ro và loại rủi ro. Khi công bố danh mục, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn về khía cạnh tài chính. Trước ý kiến này, ông Nguyễn Hữu Thiện, Cục trưởng Kiểm lâm, đơn vị soạn thảo Nghị định 102 cho biết, đang cố gắng phối hợp với đơn vị để đưa ra danh mục vùng rủi ro và loại rủi ro. Tuy nhiên, việc xây dựng danh sách vùng địa lý và loài rủi ro sẽ rất phức tạp, không chỉ đòi hỏi về nguồn lực thời gian mà còn về chuyên môn kỹ thuật về phân loại các loài thực vật rừng, bao gồm cả những loài hiện chưa phổ biến đối với Việt Nam. Ông Trần Lê Huy, Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định có chung nhận xét, đánh giá các tiêu chí về vùng địa lý rủi ro đòi hỏi kiến thức chuyên môn cập nhật về các khía cạnh như quản trị lâm nghiệp, khung pháp lý, chuỗi cung, chứng chỉ… tại các quốc gia xuất khẩu. Những kiến thức này có thể vượt khỏi phạm vi và nguồn lực hiện nay của cơ quan quản lý lâm nghiệp của Việt Nam.
Để làm được điều này hiệu quả, đòi hỏi cơ quan quản lý lâm nghiệp của Việt Nam thành lập các nhóm làm việc (tổ kỹ thuật), với sự tham gia của các thành viên có chuyên môn trực tiếp về các khía cạnh liên quan đề cập ở trên. Các tổ kỹ thuật này nên yêu cầu sự trợ giúp từ các cơ quan quản lý liên quan, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, nhằm kết nối với các quốc gia cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam và nhằm thu thập thêm thông tin cập nhật về các khía khác nhau trong chuỗi cung nguyên liệu từ các quốc gia này. Hoạt động của của tổ kỹ thuật nên mở, cho phép sự tham vấn rộng rãi của các bên liên quan, đảm bảo danh sách vùng địa lý và loài rủi ro được xây dựng dựa trên nền tảng thông tin đầy đủ và cập nhật nhất.
Thực hiện trước 5 nội dung Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết Nghị định 102 có hiệu lực từ ngày 30/10/2020, tuy nhiên lộ trình thực hiện Nghị định này rất dài. Từ 30-10, sẽ có 5 nội dung của Nghị định được triển khai trước, đó là Tổng cục Lâm nghiệp sẽ công bố doanh mục các quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam; danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam; danh mục gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng; các quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia được Việt Nam công nhận là đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp và các thủ tục hành chính thực hiện Nghị định này
Vũ Huy (Gỗ Việt số 127, tháng 10/2020)
- Liên kết: Sức mạnh nội tại của ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam, một số khía cạnh rủi ro
- T.ZED Architects: Tạo biểu tượng với uất kim hương biến tính nhiệt
- Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Vifores: Mở ra cục diện mới cho ngành gỗ Việt Nam
- Tư duy sinh thái: Tạo ra chíp hệ thống vi lưu từ gỗ dán
- Quản lý rủi ro gỗ nguyên liệu châu Phi: Nghị định 102- hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề gỗ đi đúng đường ray pháp lý
- Nhân lực ngành gỗ: Đột phá trong năm 2020
- Chiến lược ngành gỗ: Sáng tạo và phát huy lợi thế
- Đưa dăm gỗ trở lại đúng hướng
- Vượt trên khủng hoảng, chạm tay vào đích
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh