Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được PEFC công nhận
Sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững về giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam luôn được gắn liền với việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, tính hợp pháp, các yếu tố môi trường và xã hội của các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ chính.
Nhưng cho tới thời điểm này, hơn 80% nguyên liệu sản xuất đồ gỗ có chứng chỉ của Việt Nam vẫn là nhập khẩu, trong khi cả nước chỉ có hơn 280.000 ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), là một con số rất khiêm tốn so với tổng diện tích rừng sản xuất của cả nước. Điều này đặt ra câu hỏi cấp thiết về làm thế nào để gia tăng nguồn cung trong nước về gỗ có chứng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và gia tăng giá trị của ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ.
Do đó, dưới sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hợp tác với Chương trình chứng nhận Chứng chỉ rừng, PEFC để xây dựng Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam, VFCS. PEFC là hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững lớn nhất thế giới với diện tích trên 320 triệu ha, chiếm 75% diện tích rừng có chứng chỉ trên toàn thế giới. PEFC được thành lập năm 1999, với mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ rừng tại quốc gia, khu vực và toàn cầu, thông qua việc hợp tác và hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng của mỗi quốc gia. Việt Nam là thành viên thứ 50 trong tổng số 55 quốc gia thành viên của PEFC.
Trải qua quá trình xây dựng và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS), hồ sơ của Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam đã được gửi tới Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC) để đánh giá công nhận theo các qui đinh và yêu cầu của PEFC. Tháng 1/2020 PEFC đã cử đoàn đánh giá độc lập quốc tế là tổ chức ITS Global của Australia sang Việt Nam để đánh giá Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam. Kết quả tại cuộc họp thường niên của Đại Hội đồng PEFC ngày 11/11/2020 vừa qua đã thảo luận và bỏ phiếu thông qua việc công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam phù hợp với các qui định và yêu cầu của PEFC.
Việc được PEFC công nhận Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện quản lý rừng bền vững của Việt Nam, với việc thực hiện quản lý rừng bền vững theo Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững riêng của Việt Nam phù hợp điều kiện thực tiễn tại Việt Nam và với thông lệ quốc tế, mở ra cơ hội cho các sản phẩm của ngành lâm nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới và đặc biệt có thể lưu hành rộng rãi tại trên 70 quốc gia nơi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có chứng chỉ PEFC, góp phần gia tăng giá trị cho chế biến, xuất khẩu gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Việc hoàn thiện và vận hành Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam trong thời gian vừa qua có ý nghĩa lớn trong việc hiện thực hóa Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Chính phủ về việc Phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Các chứng nhận của VFCS/PEFC sẽ tạo điều kiện cho các chủ rừng, doanh nghiệp chế biến và thương mại gỗ và lâm sản có thêm một sự lựa chọn để khai báo bán hàng cho việc xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế.
Sau khi Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được công nhận, Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam sẽ phối hợp với PEFC để hoàn tất các thủ tục hướng dẫn và công nhận để được sử dụng thương hiệu PEFC cho gần 13.000 ha rừng đã được đánh giá và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS.
BBT Gỗ Việt
- Quỹ Việt Nam xanh: Hình ảnh nhân văn của ngành gỗ Việt Nam
- Cam kết phát triển nghành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm
- Nghị định 102: Sự khẳng định của ngành gỗ Việt Nam
- Định vị gỗ nhiệt đới nhập khẩu: Đưa gỗ vào cơ chế kiểm soát
- Liên kết: Sức mạnh nội tại của ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam, một số khía cạnh rủi ro
- T.ZED Architects: Tạo biểu tượng với uất kim hương biến tính nhiệt
- Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Vifores: Mở ra cục diện mới cho ngành gỗ Việt Nam
- Tư duy sinh thái: Tạo ra chíp hệ thống vi lưu từ gỗ dán
- Quản lý rủi ro gỗ nguyên liệu châu Phi: Nghị định 102- hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề gỗ đi đúng đường ray pháp lý
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu