Nghị định 102: Sự khẳng định của ngành gỗ Việt Nam
Giữa tình hình dịch bệnh đang hoành hành nhưng ngành gỗ Việt Nam tiếp tục giữ được những tín hiệu xuất khẩu đáng mừng, điều đó cho thấy, chuỗi sản xuất, cung ứng, khai thác thị trường ngách hoặc dự báo xu hướng phát triển sản phẩm của ngành được bảo đảm một cách trơn tru.
Cùng lúc với giá trị xuất khẩu tăng trưởng tốt ở những thị trường lớn như Mỹ là những lo ngại về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng lớn hơn khi giá trị xuất khẩu gỗ Việt Nam vào thị trường này có mức tăng trưởng khá cao, cũng như việc bảo đảm thực thi các hiệp định thương mại song phương và đa phương tạo ra áp lực khá lớn.
Theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, các nghiên cứu gần đây của ông cùng các cộng sự cho thấy, hiện số lượng doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Phi là 495 doanh nghiệp, từ Lào là 163 doanh nghiệp, Campuchia là 52 doanh nghiệp và PNG là 28 doanh nghiệp. Đây là số doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin từ Nghị định càng sớm càng tốt, bởi họ sẽ là người chịu tác động ngay lập tức khi Nghị định này đi vào thực thi. Vì theo qui định của Nghị định, nếu doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ các vùng địa lý rủi ro hoặc loài rủi ro thì các doanh nghiệp phải bổ sung thông tin chứng minh tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm tra thực tế của các cơ quan chức năng và mức độ kiểm tra tăng so với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ thông thường.
“Xây dựng và kích hoạt danh sách vùng địa lý rủi ro và loài rủi ro có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Đây là những việc làm hết sức cần thiết nhằm duy trì và phát triển ngành, thực hiện các cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế”, ông Trần Lê Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định nhấn mạnh. "Chúng tôi hi vọng Nghị định 102 sẽ mang tới sự cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp từ nước khác. Và chúng ta cần sớm có danh sách các quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam, các loài gỗ đã nhập khẩu… để các doanh nghiệp nhập khẩu có sự chủ động vì thường phải ký hợp đồng nhập khẩu trước cả năm”, đại diện doanh nghiệp gỗ Hưng Long, một trong những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu gỗ từ châu Phi cho biết.
Việc qui định càng chi tiết, càng giúp cho việc tạo ra hệ thống quản lý tối ưu, cũng như giúp các doanh nghiệp được phân định rõ ràng về nhiệm vụ, cũng như minh bạch được nguồn gốc gỗ nhập khẩu vào Việt Nam. VNTLAS xây dựng các cơ chế nhằm kiểm soát chặt chẽ tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Các cơ chế này được dựa trên các tiêu chí phân loại rủi ro theo vùng địa lý/quốc gia và loại gỗ, vì thế đây là một trong những chính sách quan trọng nhất để Việt Nam kiểm soát gỗ hợp pháp trong tất cả các loại gỗ, ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nhận định.
MVIFORES và IWPA khuyến nghị:
CÁC DOANH NGHIỆP TUÂN THỦ NGHIÊM CÁC QUY ĐỊNH
Ngày 16 tháng 10 năm 2020, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cùng với các Hiệp hội HAWA, BIFA, DOWA, FPA Bình Định với sự hỗ trợ của Tổ chức Forest Trends, cùng Hiệp hội Đồ gỗ Quốc tế (IWPA – Hoa Kỳ) và Diễn đàn gỗ toàn cầu (GTF – Vương quốc Anh) khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các mặt hàng gỗ và sản phẩm, các nhà nhập khẩu, các bên liên quan, các đối tác của doanh nghiệp Việt Nam tham vấn các ý kiến chuyên gia về luật thương mại Mỹ, luật sư tư vấn để chuẩn bị các cuộc điều tra có thể phát sinh từ các thị trường lớn như Mỹ. Các doanh nghiệp cần phối hợp/nhờ sự hỗ trợ của các đối tác của mình (là những nhà nhập khẩu nước ngoài) để họ đưa ra ý kiến bình luận về các phương pháp hành động đúng đắn trong quá trình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Ý kiến đánh giá của các nhà nhập khẩu là một trong những ý kiến quan trọng. Bên cạnh đó, IWPA khuyến nghị các Hiệp hội Gỗ của Việt Nam tiên phong có ý kiến bình luận và cung cấp các ý kiến/ thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề pháp lý nảy sinh trong quá trình hoạt động thương mại. Cũng như có các biện pháp chứng minh các yếu tố kĩ thuật.
Xuân Lâm (Gỗ Việt số 127, tháng 10/2020)
- Định vị gỗ nhiệt đới nhập khẩu: Đưa gỗ vào cơ chế kiểm soát
- Liên kết: Sức mạnh nội tại của ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam, một số khía cạnh rủi ro
- T.ZED Architects: Tạo biểu tượng với uất kim hương biến tính nhiệt
- Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Vifores: Mở ra cục diện mới cho ngành gỗ Việt Nam
- Tư duy sinh thái: Tạo ra chíp hệ thống vi lưu từ gỗ dán
- Quản lý rủi ro gỗ nguyên liệu châu Phi: Nghị định 102- hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề gỗ đi đúng đường ray pháp lý
- Nhân lực ngành gỗ: Đột phá trong năm 2020
- Chiến lược ngành gỗ: Sáng tạo và phát huy lợi thế
- Đưa dăm gỗ trở lại đúng hướng
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu