Đại hội chi hội dăm gỗ Việt Nam: Khẳng định vai trò trong thời kì phát triển mới
Ngày 18 tháng 12 năm 2020, tại thành phố Quy Nhơn đã diễn ra Đại hội chi hội Dăm gỗ Việt Nam trực thuộc Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam. Tham dự Đại hội chi hội có dự tham dự của Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó tổng cục trưởng tổng cục Lâm nghiệp, lãnh đạo Sở Công thương, Sở Nông nghiệp, chi cục lâm nghiệp tại Bình Định và lãnh đạo các Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, BIFA, Chi hội gỗ dán và các doanh nghiệp hội viên.
Phát biểu tại Hội nghị ông Bùi Chính Nghĩa, phó tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp đánh giá cao những thành tích đạt được của ngành dăm gỗ Việt Nam trong 10 năm qua, góp phần thực hiện đạt và vượt mục tiêu của Chính phủ trong giai đoạn 2010-2020. Đồng thời, ngành dăm gỗ đã thúc đẩy phong trào trồng rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là rừng được quản lý bền vững có chứng chỉ. Ngành dăm gỗ cũng khẳng định vị trí quan trọng như một bộ phận không thể thiếu của ngành lâm nghiệp và ngành công nghiệp chế biến gỗ cả nước.
Đồng quan điểm này, ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam chia sẻ, Đại hội Chi hội dăm gỗ là sự kiện nằm trong chủ trương và phương hướng hoạt động của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, đây là chi hội chuyên ngànhh quan trọng nhằm kết nối các doanh nghiệp trong nhóm mặt hàng này ngày một gắn kết hơn. Dăm gỗ có tác động lớn đến chuỗi lâm nghiệp, giúp hỗ trợ ngành gỗ ngày một phát triển, thúc đẩy rừng trồng phát triển ngành một bền vững.
Tại Đại hội, thông qua kết quả bỏ phiếu các doanh nghiệp dăm gỗ đã bầu ông Thăng Văn Hóa, Giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng làm chi hội trưởng và tám chi hội phó gồm các ông Nguyễn Hữu Phúc, CT HĐQT Công ty Tân Cảng Quy Nhơn; Ông Lưu Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Đầu tư Tam Minh; Ông Võ Văn Phụng, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Anh Khôi Đà Nẵng; Ông Trần Quang Luận, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt; Ông Phạm Văn Thành, Giám đốc Công ty CP TCT Việt Nam; Bà Phạm Thị Xuân, Giám đốc Công ty CP Cảng Thái Hưng; Ông Lê Công Cẩn, Giám đốc Công ty CP Cát Phú Quảng Bình; Ông Trần Văn Hiếu, Công ty TNHH Liên doanh nguyên liệu giấy Huế.
(Gỗ Việt số 129, tháng 12/2020)
- Cao su Việt Nam: Chứng chỉ để chinh phục thế giới
- Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được PEFC công nhận
- Quỹ Việt Nam xanh: Hình ảnh nhân văn của ngành gỗ Việt Nam
- Cam kết phát triển nghành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm
- Nghị định 102: Sự khẳng định của ngành gỗ Việt Nam
- Định vị gỗ nhiệt đới nhập khẩu: Đưa gỗ vào cơ chế kiểm soát
- Liên kết: Sức mạnh nội tại của ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam, một số khía cạnh rủi ro
- T.ZED Architects: Tạo biểu tượng với uất kim hương biến tính nhiệt
- Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Vifores: Mở ra cục diện mới cho ngành gỗ Việt Nam
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh