Sử dụng gỗ bền vững và hợp pháp xu hướng của thị trường
Ngày 14/1/2021, tại Trường Đại học kiến trúc diễn ra Hội thảo “Sử dụng gỗ bền vững và hợp pháp trong các công trình kiến trúc” do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về yêu cầu sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp, khuyến khích các kiến trúc sư, kỹ sư, nhà quản lý xây dựng và nhà thiết kế nội thất trẻ sử dụng một cách bền vững.
Ở thế kỷ 19 vật liệu sắt thép lên ngôi, thế kỷ 20 là thời của bê tông cốt thép, thì ở thế kỷ 21 chúng ta chứng kiến sự hiện diện - vật liệu định hình là gỗ. Giới khoa học và kiến trúc trên thế giới đang thúc đẩy một xu hướng mới “thời của gỗ” với các tòa nhà chọc trời đã và đang được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. Vì vậy, sử dụng vật liệu gỗ trong kiến trúc, xây dựng và thiết kế nội thất là một xu hướng tất yếu của thế kỷ 21.
Chia sẻ tại sự kiện PGS. TS.KTS Lê Quân, Hiệu trưởng trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội cho biết: “Là cơ sở đào tạo các kiến trúc sư và các nhà quản lý xây dựng tương lai, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các nội dung liên quan đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong chương trình đào tạo. Chương trình hôm nay, ngoài việc cung cấp kiến thức cho sinh viên về sử dụng bền vững và hợp pháp trong thiết kế, còn giới thiệu các giải pháp xây dựng một cách thông minh hơn, tối ưu hoá nguyên vật liệu, và vận dụng sáng tạo thiết kế kết hợp với công nghệ và kĩ thuật số”.
Dân số Việt Nam và thế giới ngày một tăng lên, kéo theo nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng cũng ngày càng tăng. Nếu tất cả nhà đô thị đều xây bằng thép và bê tông, quá trình biến đổi khí hậu sẽ diễn ra nhanh hơn. Chính vì thế, thế giới cần một giải pháp thay thế bền vững hơn. Và gỗ là vật liệu duy nhất đủ nhiều và có thể tái sinh được để đáp ứng nhu cầu này. Và vật liệu gỗ cần được tái sử dụng, nếu sử dụng gỗ trong các công trình thì cần đảm bảo chắc chắn gỗ không bị vứt bỏ khi công trình không sử dụng nữa.
Các diễn giả thảo luận về xu hướng sử dụng gỗ bền vững và hợp pháp
Là một trong những thương hiệu hàng đầu về gỗ, IKEA đang đi đầu trong việc tái sử dụng vật liệu gỗ. Theo Bà Lena Pripp-Kovac, Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn Inter IKEA thì các nguyên liệu có thể tái tạo và tái chế là những điều kiện tiên quyết cho một xã hội tuần hoàn. Trong thế giới, với nguồn tài nguyên hạn chế, chúng tôi muốn rời bỏ mô hình một chiều “khai thác, sản xuất, bỏ đi” sang một hệ thống tuần hoàn nơi không có gì bị vứt đi và các sản phẩm cũ trở thành các nguồn nguyên liệu mới. Tham vọng của chúng tôi là truyền cảm hứng và tạo điều kiện cho khách hàng có cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày, trong phạm vi giới hạn của hành tinh này, vì thế những nguyên liệu mà chúng tôi sử dụng là chìa khóa để đạt được tham vọng đó. Hiện nay, 60% các nguyên liệu chúng tôi sử dụng có thể tái tạo được và 10% được tái chế. Mục tiêu của chúng tôi là đến năm 2030 chúng tôi sử dụng 100% nguyên liệu có thể tái tạo và tái chế. Năm 2019, IKEA sử dụng 21 triệu m3 gỗ quy tròn trong đó có cả các nguyên vật liệu tái chế.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu gỗ ngày một tăng bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) cho rằng chúng ta phải trồng nhiều rừng hơn để đáp ứng và tận dụng mọi nơi để trồng cây. Những yếu tố cần lưu ý khi sử dụng vật liệu gỗ, để đảm bảo việc sử dụng gỗ không ảnh hưởng đến môi trường và sinh thái, gỗ sử dụng phải được khai thác từ rừng một cách hợp pháp và từ các khu rừng được quản lý bền vững.
Đánh giá về nhu cầu sử dụng đồ gỗ, CED đã tiến hành khảo sát đối với người sử dụng, người tiêu dùng, với 296 người tham gia thì 91% người tham gia khảo sát đều nhận thức được việc sử dụng gỗ bất hợp pháp thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và cũng sẵn sàng chi trả thêm tiền để mua các sản phẩm hợp pháp. 90% người tham gia khảo sát cho rằng, nếu chúng ta có pháp luật và có những quy định cụ thể thì việc kiểm soát gỗ hợp pháp ở Việt Nam sẽ khá khả quan. Có 1 đặc điểm là các bạn trẻ tham gia khảo sát cho hay, 98% họ có nhu cầu mua sản phẩm gỗ hợp pháp trong tương lai; 75% cho biết, nếu họ mua họ cũng sẽ yêu cầu hỏi nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm, 92% các bạn trẻ cho biết sẵn sàng chi trả thêm tiền đề mua các sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững. Đây là những điểm rất tích cực để thúc đẩy việc sử dụng gỗ hợp pháp và bền vững tại thị trường Việt Nam.
Hội thảo là một trong những hoạt động của Dự án “Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ tại thị trường trong nước và thúc đẩy sử dụng gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam” được tài trợ bởi tổ chức Lương Nông của Liên hợp Quốc (FAO) tài trợ, do CED cùng các đối tác tại Việt Nam thực hiện từ tháng 5/2020.
Gỗ Việt
- Sáng kiến chính sách để ngành gỗ tỏa sáng
- Đại hội chi hội dăm gỗ Việt Nam: Khẳng định vai trò trong thời kì phát triển mới
- Cao su Việt Nam: Chứng chỉ để chinh phục thế giới
- Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được PEFC công nhận
- Quỹ Việt Nam xanh: Hình ảnh nhân văn của ngành gỗ Việt Nam
- Cam kết phát triển nghành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm
- Nghị định 102: Sự khẳng định của ngành gỗ Việt Nam
- Định vị gỗ nhiệt đới nhập khẩu: Đưa gỗ vào cơ chế kiểm soát
- Liên kết: Sức mạnh nội tại của ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam, một số khía cạnh rủi ro
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu