Năm con trâu, xây dựng thương hiệu gỗ mạnh mẽ
Chúng ta bước vào năm 2021 với những bước chân lạc quan và một tâm thế hoàn toàn khác biệt với sự phát triển của ngành gỗ, những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 không thể làm chậm bước tiến của ngành gỗ, ngược lại, nó đang tạo ra sự năng động và những xu hướng thương mại, những kế hoạch để phát triển thương hiệu của ngành gỗ trong thời kì bình thường mới.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2022, thương mại điện tử sẽ chiếm 60% GDP của thế giới. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%, quy mô thị trường dự báo đến cuối năm 2022 sẽ vượt mức 15 tỉ USD. Ở khu vực ASEAN, mặc dù kinh tế số mới chỉ chiếm 7% GDP của cả khu vực, song được dự báo sẽ đóng góp thêm 1 nghìn tỉ USD cho kinh tế thế giới trong thập kỷ tới. Trong năm qua, hành vi mua sắm truyền thống đang dần thay đổi sang mua sắm trực tuyến do Covid-19. Trước đây, để một sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng phải trải qua rất nhiều bước và nhiều khâu trung gian. Nhà máy gần như không thể tiếp cận được khách hàng cuối cùng mà phải thông qua nhà phân phối, nhà bán lẻ, showroom,... Ngược lại, trên những sàn thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, Ebay,... doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kết nối trực tiếp với người mua, đem sản phẩm của mình ra thế giới.
Thói quen tiêu dùng toàn cầu đang thay đổi, đồng nghĩa với khả năng bán hàng toàn cầu càng cao và xuất khẩu trực tuyến sẽ trở thành thực tế. Lúc này, chính thương hiệu quốc gia trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi giao dịch trực tiếp với khách hàng. Thương hiệu quốc gia chính là tập hợp thương hiệu của nhiều doanh nghiệp, sức cạnh tranh của thương hiệu quốc gia được thể hiện qua khả năng bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngành gỗ nắm bắt cực nhanh xu hướng kinh doanh mới để thúc đẩy thương hiệu đồ gỗ Việt Nam gắn liền với hình ảnh "Việt Nam là trung tâm sản phẩm gỗ và trang trí nội thất chất lượng cao của thế giới". Lợi thế của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam nằm ở sự linh hoạt của các nhà sản xuất, khi chúng ta đã xây dựng được nền tảng vững mạnh về năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ hiện đại, cải thiện công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm, tăng giá trị thiết kế và và linh động sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
Cùng lúc đó, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sử dụng các nguồn nguyên liệu rừng trồng và nhập khẩu bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các chương trình đăng ký chứng nhận về sản phẩm gỗ và rừng từ cả Hội đồng FSC và FEFC của quốc tế. Nhưng để thúc đẩy thương hiệu gỗ Việt Nam trong năm 2021 mạnh mẽ hơn, chúng ta cần xây dựng được kế hoạch cụ thể và thực hiện căn cơ từng bước một trong đó có việc thành lập Hội đồng thương hiệu quốc gia ngành gỗ Việt Nam, hội đồng gồm các thành viên là đại diện đến từ cơ quan chính phủ, các hiệp hội chuyên gia, cố vấn, thành viên các tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến ngành và các doanh nghiệp tiêu biểu.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch triển khai với mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược phát triển thương hiệu ngành Gỗ Việt trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo đó lập kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn với những mục tiêu, cách thức triển khai cụ thể. Chuyên nghiệp hóa xây dựng thương hiệu quốc gia với sự tham gia của các đơn vị tư vấn chuyên môn, có trình độ, kinh nghiệm và sự am tường về ngành để có thể triển khai các hoạt động bài bản. Đội ngũ chuyên gia quốc tế được tuyển chọn từ các thị trường mục tiêu sẽ đóng góp vai trò quan trọng để Thương hiệu gỗ Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả và phù hợp nhất. Trong các kế hoạch này, sự tham gia doanh nghiệp điển hình để trở thành đại sứ thương hiệu, đại diện cho ngành gỗ là rất quan trọng ở các thị trường mục tiêu. Giá trị của Thương hiệu sẽ được xây dựng bằng chính nội lực, năng lực cạnh tranh bền vững, chất lượng của các doanh nghiệp. Từ nhóm doanh nghiệp điển hình sẽ nhân rộng theo lộ trình để đạt mục tiêu về quy mô, tính đồng nhất và khả năng lan tỏa của Thương hiệu quốc gia Gỗ Việt.
Theo các chuyên gia, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu Gỗ Việt và sử dụng nhất quán trong các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mang sứ mệnh quảng bá ngành Gỗ Việt ra quốc tế trong tất cả các hội nghị, diễn đàn, hội chợ hương mại, sự kiện ngành mang tầm vóc quốc tế, qua các kênh phương tiện quảng bá thương hiệu chọn lọc Tăng giá trị bền vững là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể gây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành gỗ. Ngành cần nguyên liệu, lao động ổn định và những chính sách, chiến lược phát triển ngành hiệu quả. Ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần nhà nước hỗ trợ gián tiếp để ngành chế biến gỗ đầy tiềm năng này có thể vươn xa. Và khi đã hội tụ được năng lực sản xuất, có thiết kế, có thương hiệu là 3 điều kiện “cần”, ngành gỗ cần thêm điều kiện “đủ” nữa là phát triển môi trường thương mại thuận lợi. Nếu nhà nước hỗ trợ phát triển các trung tâm giao dịch, trung tâm triển lãm hội chợ đủ tầm, đó sẽ là lợi thế lớn vể quảng bá Thương hiệu Gỗ Việt đến thế giới.
Xuân Lâm (Gỗ Việt số 130, tháng 1/2021)
- Hoạt động của ngành gỗ năm 2020 và xu hướng trong 2021
- Sử dụng gỗ bền vững và hợp pháp xu hướng của thị trường
- Sáng kiến chính sách để ngành gỗ tỏa sáng
- Đại hội chi hội dăm gỗ Việt Nam: Khẳng định vai trò trong thời kì phát triển mới
- Cao su Việt Nam: Chứng chỉ để chinh phục thế giới
- Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được PEFC công nhận
- Quỹ Việt Nam xanh: Hình ảnh nhân văn của ngành gỗ Việt Nam
- Cam kết phát triển nghành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm
- Nghị định 102: Sự khẳng định của ngành gỗ Việt Nam
- Định vị gỗ nhiệt đới nhập khẩu: Đưa gỗ vào cơ chế kiểm soát
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu