Đưa sản phẩm gỗ đi khắp thế giới nhờ số hóa
Dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt trên toàn thế giới, thậm chí đang trở nên nóng bỏng ở mọi khu vực, điều đó càng khiến cho các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống của ngành gỗ trở nên khó khăn hơn nhưng cùng lúc với đó, việc thay đổi của khách hàng sang các hình thức trực tuyến cũng mang lại cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam, nếu như chúng ta biết nắm bắt cơ hội.
Theo khảo sát của MC Kinsey & Company thực hiện với 3.600 mẫu là đối tượng B2B trong thời gian qua, có vai trò quyết định tại 11 quốc gia với 12 ngành nghề, xu hướng chuyển đổi của khách hàng từ hình thức tiếp cận thị trường theo cách truyền thống sang hướng Digital tăng lên từ 2 -3 lần. Trong khi đó, theo thống kê của Statista Digital Market Outlook năm 2019 cho thấy, doanh số bán hàng online của đồ gia dụng và nội thất trên toàn thế giới là khoảng 200 tỉ USD và dự báo sẽ tăng trưởng bình quân hàng năm 10% từ năm 2019 – 2023. Thống kê một số thị trường điển hình thì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nội thất trực tuyến lớn nhất với doanh thu khoảng 80 tỉ USD, còn doanh thu ở thị trường Mỹ là 44,5 tỉ USD, những con số rất lớn và có dư địa để ngành gỗ Việt Nam khai thác. Vậy làm thế nào để gia tăng sự nhận biết về ngành gỗ Việt Nam đối với các nhà mua hàng quốc tế và thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu trong những thách thức từ dịch bệnh và sự thu hẹp của thị trường quốc tế trong thời gian sắp tới?
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (Hawa), các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp của Hawa đã xây dựng nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE (HAWA Online Platform for Exhibition), sử dụng các công nghệ scan 3D, view 360, AI, VR, AR... để số hóa không gian trưng bày, sản phẩm một cách trực quan và sống động, ứng dụng các kênh social media để kết nối nhà sản xuất Việt Nam với các các nhà mua hàng quốc tế mà không giới hạn không gian, thời gian, và nó đang mang lại hiệu quả như chờ đợi. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhìn nhận chính xác điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp gỗ Việt Nam nói riêng và của ngành gỗ nói chung để có hướng kinh doanh đúng đắn, thích hợp và nắm bắt được mọi cơ hội từ kinh doanh trực tuyến. Về điểm mạnh, ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam được thị trường thế giới đánh giá nằm trong nhóm đầu của các quốc gia có giá trị xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn trên thế giới và phát triển không ngừng trong hơn 10 năm qua.
Ngành gỗ Việt Nam có những doanh nghiệp lớn để cung cấp cho các kênh phân phối, khách hàng lớn trong ngành, đồng thời cũng có những đơn vị sản xuất nhỏ với khả năng linh hoạt, cung cấp đơn hàng nhỏ đặc biệt người mua nhỏ hơn. Đây là điểm tiên quyết để có thể chiếm lĩnh được mọi thị trường và người tiêu dùng trên thế giới. Dù vẫn bị coi là có nguồn nhân lực không cao như kì vọng nhưng ngành gỗ Việt Nam vẫn có lực lượng lao động có tay nghề và không bị phụ thuộc vào nhân công nước ngoài như Malaysia và Thái Lan, với chi phí khá cạnh tranh. Mặt khác, việc chuyển dịch xu hướng từ nhà sản xuất, chỉ chế biến, cung cấp thiết bị sang nhà sản xuất có thiết kế, mẫu mã và nắm bắt được các xu hướng thiết kế thế giới đang giúp doanh nghiệp gỗ Việt Nam chiếm được sự tin tưởng của thế giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp gỗ vẫn cần cải thiện một số điểm yếu để việc kinh doanh trực tuyến tốt hơn như kiểm soát chất lượng, tăng cường các chiến dịch PR và tiếp thị tổng hợp để đưa sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng thế giới, khi xu hướng của họ ở nhà nhiều hơn vì dịch Covid-19. Ngành gỗ Việt Nam cần phải khắc phục những điểm yếu này càng nhanh càng tốt, khi kinh doanh trực tuyến trong thời gian tới càng tăng lên để không bỏ lỡ thời điểm vàng này.
Nam Anh (Gỗ Việt số 130, tháng 1/2021)
- Năm con trâu, xây dựng thương hiệu gỗ mạnh mẽ
- Hoạt động của ngành gỗ năm 2020 và xu hướng trong 2021
- Sử dụng gỗ bền vững và hợp pháp xu hướng của thị trường
- Sáng kiến chính sách để ngành gỗ tỏa sáng
- Đại hội chi hội dăm gỗ Việt Nam: Khẳng định vai trò trong thời kì phát triển mới
- Cao su Việt Nam: Chứng chỉ để chinh phục thế giới
- Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) đã được PEFC công nhận
- Quỹ Việt Nam xanh: Hình ảnh nhân văn của ngành gỗ Việt Nam
- Cam kết phát triển nghành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm
- Nghị định 102: Sự khẳng định của ngành gỗ Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu