Nhập khẩu gỗ sồi nguyên liệu từ EU tăng mạnh
Nhập khẩu gỗ sồi của Việt Nam từ thị trường EU trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng 40,5% về lượng và tăng 43,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 28,1 nghìn m³, trị giá 14,1 triệu USD, chiếm 26,5% tổng lượng nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu gỗ sồi của Việt Nam tháng 5/2021 ước đạt 22,7 nghìn m³, trị giá 12,2 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 10,6% về trị giá so với tháng 4/2021; so với tháng 5/2020 giảm 9,0% về lượng, nhưng tăng 0,7% về trị giá. Tính chung, 5 tháng đầu năm 2021 nhập khẩu gỗ sồi ước đạt 128,8 nghìn m³, trị giá 65,9 triệu USD, tăng 2,5% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Về chủng loại nhập khẩu, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gỗ sồi loại xẻ đạt khối lượng 76 nghìn m³, trị giá 40,4 triệu USD, tăng 7,7% về lượng và tăng 18,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Còn nhập khẩu gỗ sồi tròn đạt 29,9 nghìn m , trị giá 13,3 triệu USD, giảm 0,5% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá nhập khẩu trung bình gỗ sồi trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 506,6 USD/m2, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhập khẩu gỗ sồi từ Mỹ đạt 508,6 USD/m , tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020; giá nhập khẩu gỗ sồi từ thị trường EU tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2020, lên 499,7 USD/m³.
Nhập khẩu gỗ sồi tăng mạnh từ EU (Ảnh minh họa)
Về thị trường nhập khẩu, 4 tháng đầu năm 2021, lượng nhập khẩu gỗ sồi từ thị trường EU, Ukraina và Canada tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong khi đó, nhập khẩu từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Chilê… giảm.
Cụ thể, nhập khẩu gỗ sồi thị trường EU tăng 40,5% về lượng và tăng 43,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 28,1 nghìn m³, trị giá 14,1 triệu USD, chiếm 26,5% tổng lượng nhập khẩu. Trong đó, lượng nhập khẩu gỗ từ một số nước thuộc khối EU tăng như: Croatia tăng 5,8%; Pháp tăng 124,4%; Bỉ tăng 34,4%; Slovenia tăng 366,3%; Đức tăng 0,7%; Italia tăng 77%; Hà Lan tăng 7,4%; Rumani tăng 470,7% về lượng... so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Ukraina tăng 41,7% về lượng so với kỳ năm 2020, đạt 2,07 nghìn m³, từ Canada tăng 41% về lượng, đạt 954 m³.
Trái lại, nhập khẩu gỗ sồi từ thị trường Mỹ đạt 73,8 nghìn m³, trị giá 37,5 triệu USD, giảm 4,7% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm tới 69,6% tổng lượng nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc giảm 45,4%; Đài Loan giảm 37,9%; Anh giảm 92,3%; Chilê giảm 86,6%; Australia giảm 68,1% về lượng so với cùng kỳ năm 2020.
Gỗ Việt
- Việt Nam tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU
- VIFOREST: Đề nghị cung cấp bằng chứng hợp pháp cho gỗ Cambodia xuất khẩu sang Việt Nam
- SLB Mang tầm nhìn kinh tế và sinh thái tới thế giới
- Kinh doanh tuần hoàn: Vì một thế giới xanh
- Thìa gỗ KEGO dùng một lần, Giải pháp xanh, đón sóng thị trường
- Đưa sản phẩm gỗ đi khắp thế giới nhờ số hóa
- Năm con trâu, xây dựng thương hiệu gỗ mạnh mẽ
- Hoạt động của ngành gỗ năm 2020 và xu hướng trong 2021
- Sử dụng gỗ bền vững và hợp pháp xu hướng của thị trường
- Sáng kiến chính sách để ngành gỗ tỏa sáng
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu