Thị trường ván sàn Việt Nam: Ưa chuộng sản phẩm có nguồn nguyên liệu từ HOA KỲ
Thị trường sàn gỗ Việt Nam hiện tại đang xuất hiện nhiều thương hiệu sàn gỗ khác nhau từ những hàng nhập khẩu cho đến những sản phẩm được sản xuất trong nước. Mỗi dòng sản phẩm lại có một phong cách khác nhau.
Theo các chuyên gia, ván sàn hiện phát triển rất nhanh, và khi CPTPP được ký kết thì trong vòng 5 năm sau, Việt Nam sẽ là cường quốc ván sàn của thế giới. Mặt khác, xu hướng sử dụng sàn gỗ cũng khác nhau về lứa tuổi, thị hiếu và thói quen tiêu dùng. Đối với ván sàn gỗ tự nhiên liền thanh, lâu nay người Việt Nam quen dùng là gỗ từ Campuchia, Lào, Myamar là chính. Hiện nay thì khách hàng giới trẻ đã có sự thay đổi, nhưng thế hệ khách hàng trên 40 tuổi trở lên, trong tiềm thức vẫn thích dùng các loại gỗ như đinh, lim hương, căm xe… Trong khi đó, với những người trẻ tuổi và có thu nhập cao, họ hướng tới dòng ván sàn gỗ kỹ thuật. Và các doanh nghiệp chế biến loại ván sàn này đều chú trọng hướng tới các đối tác là chủ đầu tư các dự án lớn và khai thác phân khúc này tại thị trường nội địa.
Sàn gỗ óc chó - Dự án Vincom Bà Triệu
Theo ông Lê Phúc Thắng, Giám đốc Công ty TNHH nội thất Vàng Nam Á, hiện tại ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp sản xuất loại sàn gỗ kỹ thuật, nhưng để phân phối tốt thì doanh nghiệp phải có uy tín và quản lý sản xuất tốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để có thể thúc đẩy dòng sản phẩm này, công ty bắt đầu tư vấn việc sử dụng sản phẩm này cho các dự án lớn, đó là cách tiếp cận để đánh giá và tạo niềm tin cho sản phẩm nếu muốn phân phối cho các công trình dân dụng của người dân. Nguyên liệu gỗ dùng để làm mặt sản phẩm sàn gỗ kỹ thuật theo xu hướng trắng đen, dùng óc chó, sồi hoặc tần bì, nguyên liệu được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, EU với nguồn gốc rõ ràng. Lâu nay nhu cầu mua sản phẩm này từ Hoa Kỳ và EU rất lớn. Do đó, các doanh nghiệp chế biến ván sàn trong nước như Công ty nội thất Vàng Nam Á bắt đầu tập trung nhập khẩu nguyên liệu từ Hoa Kỳ để đáp ứng cả yêu cầu về thị trường, và cả những dự án đầu tư trong nước của họ.
Sàn gỗ sồi ghép ô vuông và Sàn gỗ sồi trắng (Hoa Kỳ) liền thanh
Hiện tại, sau 10 năm tìm hiểu và bắt kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường, Công ty nội thất Vàng Nam Á đã mở nhà máy sản xuất ván sàn liền thanh có công suất 30.000m2/tháng và một nhà máy ván sàn gỗ kỹ thuật - sản xuất ván tự nhiên nhiều lớp với công suất 150.000 m2/tháng, có đại diện văn phòng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Công ty cũng nhập khẩu nguyên liệu trực tiếp từ Hoa Kỳ, sau đó, chế biến để xuất sang các thị trường lớn như Nhật, Hoa Kỳ, EU và Trung Đông. Bên cạnh đó, là tiêu thụ ở thị trường Việt Nam, cũng như đưa vào dự án đầu tư xây dựng có uy tín. Chẳng hạn như dự án tại Sa Pa, Dolphin ở Hà Nội, The capital của Vincom tại Hà Nội, tại Thành phố Hồ Chí Minh có dự án Time Square. Tại Việt Nam, hầu hết các chung cư cao cấp như các dự án của Tân Hoàng Minh, Dophil, hay Vincom gần như cũng chỉ yêu cầu và chỉ định sử dụng vật liệu ván sàn gỗ tự nhiên kỹ thuật.
Thị trường của dòng sản phẩm sàn gỗ kỹ thuật tự nhiên hiện đang là sản phẩm “hot” tại Việt Nam và dự đoán trong 2-3 năm tới nhu cầu sử dụng sẽ ngày càng nhiều. Đặc biệt, khi thị trường nội địa có xu hướng sử dụng những loại sàn gỗ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, để thể hiện cá tính cũng như giá trị không gian sống, thì các loại ván sàn được chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ hoặc EU được ưa chuộng hơn cả. Và đối với các doanh nghiệp đầu tư lớn, như Công ty TNHH nội thất Vàng Nam Á, họ còn phát triển cả hai dòng sản phẩm, đó là dòng cao cấp hướng tới khách hàng có thu nhập tốt, như sàn từ gỗ cẩm châu Phi; tần bì, sồi, óc chó từ Hoa Kỳ, và dòng ván sàn chất lượng tốt dùng các loại gỗ nhập khẩu từ châu Âu.
GV- PT Gỗ cứng Hoa Kỳ
- Tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
- Xuất khẩu đồ gỗ Việt có nắm được “khối vàng” gần 37 tỷ USD từ Mỹ ?
- PEFC mở khóa đào tạo kiểm toán viên chuỗi hành trình sản phẩm PEFC (từ 30/10/2018 đến 1/11/2018 )
- Ra mắt công cụ tính vòng đời trực tuyến mới và bản đồ tương tác về rừng bền vững
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lan đến Việt Nam
- Thay đổi yêu cầu nhập khẩu gỗ vào Australia
- Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng mạnh bất chấp nhu cầu đồ nội thất toàn cầu suy giảm
- Ngành chế biến gỗ - Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để bứt phá
- Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành gỗ: Đạt giá trị xuất khẩu 20 tỉ USD năm 2025
- Ngành chế biến gỗ Việt Nam hướng đến sản xuất có bản quyền
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh