TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM NĂM 2020
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 12/2020 lập kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong 1 tháng, đạt 1,338 tỷ USD, tăng 8,3% so với tháng trước đó và tăng tới 20% so với tháng 12/2019; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam năm 2020 đạt 12,371 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019.
I. XUẤT KHẨU
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trong năm 2020 đạt 9,535 tỷ USD tăng 22,5% so với năm 2019; chiếm 77,22% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tăng so với tỷ trọng 73,67% của năm 2019. Năm 2020, xuất khẩu G&SPG vươn lên đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam. Có thể khẳng định đây là năm kỳ tích của hoạt động xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Hoa Kỳ là thị trường chủ lực đóng góp vào kỳ tích xuất khẩu G&SPG trong năm 2020 của Việt Nam: mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nền của đại dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường này đạt tới 7,166 tỷ USD, tăng tới 34,37% so với năm 2019 – mức tăng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam; chiếm tới 57,92% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành.
Dự báo năm 2021: Cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam; Vacxin Covid-19 kỳ vọng từng bước đẩy lùi dịch bệnh, đà phục hồi kinh tế toàn cầu; Sự chủ động về nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào của Việt Nam sẽ là những yếu tố giúp hoạt động xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng duy trì mức tăng trưởng trên 15% trong năm 2021.
Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong năm 2017 - 2020
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Biểu đồ 2:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020
(ĐVT: tỷ USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 6,105 tỷ USD, tăng tới 29,63% so với năm 2019 (cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành xuất khẩu G&SPG của Việt Nam; chiếm tới 49,35% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành; tăng so với tỷ lệ 42,23% của năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,661 tỷ USD, tăng tới 30,8% so với năm 2019; chiếm 92,72% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn khối FDI.
Thị trường xuất khẩu:
Năm 2020, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất và ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam đạt 7,166 tỷ USD, tăng 23,37% so với năm 2019; chiếm tới 57,92% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam, bỏ xa thị phần lớn thứ 2 là Nhật Bản - chiếm 10,46%.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Canada và Australia cũng tăng trưởng khá cao, lần lượt tăng 14,37% và tăng 13,63% so với năm 2019; Và tăng nhẹ tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngược lại, giảm mạnh tại trường Anh và Pháp, lần lượt giảm 26,46%; 18,62%. Giảm nhẹ tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hà Lan.
Biểu đồ 2: Tham khảo thị phần kim ngạch G&SPG của Việt Nam trong năm 2020
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Bảng 1: Tham khảo thị trường xuất khẩu G&SPG sang một số thị trường trong năm 2020
(ĐVT: 1.000 USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn năm 2017-2020
(ĐVT: Triệu USD)
Biểu đồ 5: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong giai đoạn năm 2009-2020
(ĐVT: tỷ USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Bảng 2: Tham khảo kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ một số thị trường về Việt Nam trong năm 2020
(ĐVT: 1.000 USD)
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Mặt hàng xuất khẩu:
Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao trong năm 2020 gồm: dăm gỗ; viên nén; ván bóc; ván dăm; ván sợi; gỗ dán/ván ghép; ghế ngồi; đồ gỗ. Trong số này ván bóc là mặt hàng ghi nhận tăng cao 94% về lượng và 51% về giá trị, tiếp theo là mặt hàng ghế ngồi tăng 32% về giá trị xuất khẩu, mặt hàng đồ gỗ tăng 22% về giá trị so với năm 2019. Giá trị và lượng xuất khẩu của một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ năm 2020 như sau:
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
Mặt hàng nhập khẩu :
Các mặt hàng nhập nhiều phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất như gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sợi, gỗ dán. Nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ trong năm 2020 đều giảm tuy nhiên nhập khẩu các loại ván lại có xu hướng tăng
(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu Hải Quan)
(Gỗ Việt số 130, tháng 1/2021)
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 11 THÁNG NĂM 2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 10 THÁNG NĂM 2020
- Tạo sự linh hoạt trong chính sách
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 9 NĂM 2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 8 NĂM 2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 7 NĂM 2020
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 quý đầu năm 2020
- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020
- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020
- XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÝ I NĂM 2020
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu