Tạo sự linh hoạt trong chính sách
Tốc độ tăng trưởng nhanh giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam trong những năm gần đây có sự đóng góp rất lớn từ hệ thống pháp luật trong nước thuận lợi, thông thoáng, cùng với các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới được Việt Nam ký kết như CPTPP, như EVFTA với Liên minh Châu Âu bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2020, và sắp tới là RCEP dự kiến hiệu lực trong năm nay. Các Hiệp định này có tính toàn diện từ thương mại hàng hoá, dịch vụ đến đầu tư. Riêng Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA/ FLEGT, một bộ phận của EVFTA sẽ tác động rất lớn đến ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới, khi hiệp định này đã có hiệu lực hai tháng trở lại đây
Có thể nói các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp gỗ Việt tiệm cận vị trí mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực, nhiều quốc gia. Nhờ đó doanh nghiệp Việt có thể chủ động hình thành các chuỗi cung ứng mới, mở rộng thị phần xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn. Chúng thực sự góp phần phục hồi kinh tế nước ta, nhất là trong bối cảnh thương mại có nhiều biến động hiện nay như đại dịch Covid-19, xung đột thương mại Trung – Mỹ,..
Về quy định riêng ngành gỗ thì VPA/FLEGT vừa là cơ hội, nhưng cũng chính là thách thức lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp trong việc tuân thủ toàn bộ các quy định từ hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp, trong đó có hệ thống phân loại doanh nghiệp, kiểm soát gỗ nhập khẩu và cấp phép FLEGT. Trước những cơ hội và thách thức các cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét cho phép khu vực tư nhân, các Hiệp hội ngành gỗ có đủ năng lực được thực hiện xã hội hóa các khâu xác minh, chứng nhận tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn của Chính phủ, bộ ngành dựa trên nền tảng gắn kết các cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan chức năng địa phương, xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu lớn, tin cậy phục vụ công tác quản lý giám sát và định hướng phát triển ngành, góp phần tuân thủ Hệ thống phân loại doanh nghiệp và cấp phép FLEGT theo Luật Lâm nghiệp và VPA/FLEGT.
Đẩy nhanh việc ban hành Danh mục các quốc gia và vùng lãnh thổ tích cực và Danh mục loại gỗ rủi ro để hỗ trợ doanh nghiệp ngành gỗ có kế hoạch giao dịch với nhà cung cấp gỗ xuất khẩu nước ngoài, tuân thủ theo quy định kiểm soát gỗ nhập khẩu tại Nghị định 102 vừa ban hành đúng thời gian hiệu lực 30/10/2020. Đổi mới chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề cho lao động tại các khu vực làng nghề, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sự cởi mở về chính sách và sự linh hoạt trong các điều kiện quản lý chính là sự hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp ngành gỗ vượt qua được khó khăn và đứng chân trên thị trường quốc tế.
(Gỗ Việt số 128, tháng 11/2020)
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 9 NĂM 2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 8 NĂM 2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 7 NĂM 2020
- Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 quý đầu năm 2020
- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020
- Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020
- XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÝ I NĂM 2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 02/2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 01/2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM NĂM 2019
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu