TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM NĂM 2019
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2019 lập mức kỷ lục mới, đạt 10,647 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2018. Đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng/nhóm mặt hàng trong năm 2019.
XUẤT KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2019 lập mức kỷ lục mới, đạt 10,647 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2018. Đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng/nhóm mặt hàng trong năm 2019.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,783 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 73,67% so tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành – tỷ trọng này năm 2018 là 70,75%.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong năm 2019 đã vượt mức kỳ vọng tốc độ tăng trưởng 15%/năm được dự báo trước đó. Cùng với đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục tăng nhẹ.
Kinh tế toàn cầu năm 2020 được dự báo tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, ngoài ra là những bất ổn về chính trị tại Trung Đô. Tuy nhiên chúng ta cần thấy rõ cơ hội dịch chuyển nhiều lĩnh vực sản xuất và đầu tư sang Việt Nam.
Dự báo, với sự phát triển nhanh về công nghệ sản xuất, nhân lực, đầu tư nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG được kỳ vọng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 17 – 20% trong năm 2020.
Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019
(ĐVT: triệu USD)
(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)
Biểu đồ 2:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2019
(ĐVT: tỷ USD)
(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 4,71 tỷ USD, tăng 19,78% so với năm 2018; chiếm tới 42,23% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn Việt Nam.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,328 tỷ USD, tăng 21,16% so với năm trước đó; chiếm tới 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn khối FDI trong năm 2019.
Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2019 có 2,392 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, trong đó có 612 doanh nghiệp FDI và 1,780 doanh nghiệp Việt Nam.
Biểu đồ 3: Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Thị trường xuất khẩu
Năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 5,33 tỷ USD, chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng là thị trường ghi nhận mức tăng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực, tăng tới 36,85% so với năm 2018.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường chủ lực khác cũng tăng khá mạnh: Nhật Bản tăng 15,69%; Trung Quốc tăng 8,43%; Canada tăng 15,84%...
Ngược lại, trong số các thị trường chủ lực thì kim ngạch xuất khẩu sang 03 thị trường châu Á là Hàn Quốc, Australia và Malaysia lại giảm rất mạnh, lần lượt giảm tới 15,43%; 21,6%; và 30,99% so với năm 2018.
Biểu đồ 4:Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong năm 2019
(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)
Bảng 1:Tham khảo thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực trong năm 2019
(* không thống kê; Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Mặt hàng Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chính năm 2019
Biểu 5: Các Mặt hàng Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chính năm 2019
( Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
NHẬP KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong năm 2019 đạt 2,542 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2018.
Như vậy, trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu tới 8,104 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG, (năm 2018 xuất siêu 6,59 tỷ USD).
Biểu đồ 6: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2016-2019
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Biểu đồ 7: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019
(ĐVT: tỷ USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Doanh nghiệp FDI
Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 775 triệu USD, tăng 16,4% so với năm 2018, chiếm 30,47% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả Việt Nam.
Như vậy, năm 2019, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 3,934 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.
Thị trường nhập khẩu
Năm 2019, Trung Quốc tiếp tục duy trì là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt 656 triệu USD, chiếm 25,82% tổng kim ngạch nhập khẩu khẩu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam, tăng tới 47,59% so với năm 2018.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ 02 thị trường châu Á là Maylaysia và Lào giảm rất mạnh, lần lượt giảm tới 68,56% và giảm 27,13% so với năm 2018. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp ghi nhận mức sụt giảm rất mạnh từ 02 thị trường này.
Biểu đồ 8: Tham khảo thị phần nhập khẩu G&SPG của Việt Nam năm 2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG chính trong năm 2019
(* không không thống kê; Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam nhập khẩu
Biểu 9: Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam nhập khẩu
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Gỗ Việt, số 119 - tháng 1+2,năm 2020
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 11 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 10 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 3 QUÝ NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 8 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 7 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 4 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2019