TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG NĂM 2019

02/07/2019 09:40
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG NĂM 2019

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 5/2019 đạt 902 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 4/2019 và tăng 23,89% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 615 triệu USD, tăng 5,7% so với tháng trước đó và tăng 22,7% so với tháng 5/2018.

XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 5/2019 đạt 902 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 4/2019 và tăng 23,89% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 615 triệu USD, tăng 5,7% so với tháng trước đó và tăng 22,7% so với tháng 5/2018.

5 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 4,017 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất sản phẩm gỗ đạt 2,816 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2018; chiếm 70,1% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong 5 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2018 là 69,67%.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu G&SPG đang duy trì mức tăng trưởng khá cao, đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2016 -2019

(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 414 triệu USD, tăng 19,54% so với tháng 4/2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 356 triệu USD, tăng 12,33% so với tháng 4/2019.

5 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,730 tỷ USD, tăng 19,26% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 43,07% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước – xấp xỉ tỷ lệ của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,564 tỷ USD, chiếm 90,4% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn khối FDI và chiếm 55,55% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực tăng mạnh so với tháng trước đó:  Hoa Kỳ tăng 9,57% , Hàn Quốc tăng 15,13%, Canada tăng 2104%, Pháp tăng 13,23%, Đài Loan tăng 44,48%... Ngược lại giảm mạnh tại thị trường Anh, Đức, Lào và Hà Lan. Trong đó thị trường Lào giảm tới 67,72% so với tháng 4/2019.

5 tháng năm 2019, Hoa kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 1,839 tỷ USD, tăng tới 34,98% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm tới 46% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Do chiếm tỷ trọng lớn nên đây chính là đầu tàu kéo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tăng trưởng ấn trượng trong 5 tháng đầu năm 2019. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang nhiều thị trường chủ lực như Nhật Bản, Anh và Đức cũng tăng rất mạnh, lần lượt tăng 19,67%; 12,47% và tăng 22,74% so với 5 tháng năm 2018.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang số ít thị trường chủ lực giảm so với cùng kỳ năm ngoái: Hàn Quốc giảm 7,19%; Australia giảm 16,63%; Malaysia giảm 25,61%.

Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 5/2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 5 tháng năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1:  Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 5 tháng năm 2019

(ĐVT:1.000 USD)

TT

T5/2019

So T4/2019

(%)

So T5/2018

(%)

5T/2019

So 5T/2018

(%)

Hoa Kì

422,930

9.57

36.17

1,839,032

34.98

Nhật Bản

111,414

2.30

25.90

525,564

19.67

Trung Quốc

104,968

-5.89

11.86

469,765

1.87

Hàn quốc

78,466

15.13

-8.08

347,275

-7.19

Anh

26,893

-11.22

26.27

134,924

12.47

Canada

15,099

21.04

-2.57

64,913

2.03

Đức

7,758

-25.93

54.09

57,876

22.74

Australia

10,694

-6.98

-31.58

55,660

-16.63

Pháp

11,524

13.23

10.04

54,396

0.23

Hà Lan

5,558

-21.27

20.11

37,970

6.81

Đài Loan

10,691

44.48

81.98

33,013

23.26

Malaysia

6,144

-1.94

-46.88

30,207

-25.61

Lào

6,078

-67.72

*

24,910

*

Bỉ

3,331

-11.31

21.54

18,140

17.47

Arập Xê út

4,944

23.45

109.30

17,360

57.14

Italia

1,971

-44.67

4.84

16,093

14.35

Tây Ban Nha

2,850

-9.03

14.63

15,859

7.84

Ấn Độ

3,177

4.31

-36.00

14,731

-37.19

Thụy Điển

2,166

-6.56

95.86

14,332

17.96

Thailand

3,282

29.54

6.33

14,146

5.04

Singapore

3,526

-0.16

88.58

12,759

38.96

Đan Mạch

1,994

-12.23

-5.26

12,387

18.48

UAE

2,174

4.82

0.20

11,173

7.17

Ba Lan

1,709

6.09

97.92

10,747

40.89

Newzealand

1,821

8.25

-8.48

7,909

-7.80

Mexico

1,720

4.29

-7.34

6,619

31.10

Chile

953

*

*

5,877

*

Nam Phi

733

-12.44

3.02

4,086

27.46

Hy Lap

248

-30.73

79.03

2,889

39.13

Campuchia

919

68.70

-18.89

2,844

-42.59

Co oet

741

-28.27

28.62

2,833

24.12

Nga

495

27.26

11.07

2,654

14.28

Na Uy

328

-6.77

-11.24

1,952

5.58

Bồ Đào Nha

91

-27.06

61.29

1,927

56.50

Hồng Kông

395

40.42

-1.59

1,711

-39.67

Thổ Nhĩ Kỳ

249

8.99

-82.75

1,352

-81.71

Thụy Sĩ

66

57.39

-39.49

910

-30.78

Séc

68

-77.93

71.15

901

-1.07

Áo

101

95.33

230.45

807

186.86

Phần Lan

27

-78.17

-83.79

504

-48.43

 

 (* tháng không xuất khẩu hoặc không thống kê)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 5/2019 đạt 240 triệu USD, tăng 22,4% so với tháng 4/2019 và tăng 24,35% so với cùng kỳ năm ngoái.

5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 1,016 tỷ USD, tăng 15,6% so với 5 tháng năm 2018. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu 3,001 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2016-2019

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 5/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 75 triệu USD, tăng 21,32% so với tháng trước đó. 

5 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 300 triệu USD, tăng 23,23% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 30,52% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước – tỷ lệ này của cùng kỳ năm ngoái là 27,68%.

Thị trường nhập khẩu

Tháng 5/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng mạnh so với tháng trước đó. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng tới 58,98%; Pháp tăng 65,59%.5 tháng năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, với kim ngạch đạt trên 202 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước. Ngoài ra, 3 thị trường cung ứng xếp sau là Hoa Kỳ, Thái Lan và Chile cũng tăng rất mạnh, lân lượt tăng 24,09%; 15,31% và tăng 22,55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, Lào và Maylaysia là 2 thị trường cung ứng chủ lực duy nhất giảm rất mạnh trong 5 tháng năm 2019, lần lượt giảm tới 64,05% và giảm 17,84% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 5/2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 5 tháng năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 5 tháng năm 2019

(ĐVT: 1.000 USD)

TT

T5/2019

So T4/2019

(%)

So T5/2018

(%)

5T/2019

So 5T/2018

(%)

Trung Quốc

54,596

14.34

34.01

202,522

35.09

Hoa Kỳ

35,507

34.91

58.98

138,490

24.09

Thailand

11,606

25.71

24.52

46,419

15.31

Chile

7,624

-30.82

13.02

41,115

22.66

Đức

7,546

13.99

30.02

28,977

6.00

Malaysia

5,482

25.01

-28.83

28,821

-17.84

Pháp

7,255

12.46

65.59

28,787

34.18

Brazil

5,779

-3.51

1.13

28,732

20.08

Newzealand

6,208

15.05

20.70

25,453

16.19

Campuchia

1,814

-32.99

-78.94

23,527

-64.05

Lào

3,972

-17.42

122.11

20,152

81.69

Italia

6,821

453.63

215.00

12,738

118.89

Canada

3,310

64.20

55.20

12,097

9.38

Ghana

2,599

-65.36

*

10,103

*

Indonesia

1,730

0.39

2.63

8,402

10.34

Nga

2,685

42.70

214.60

8,138

131.13

Phần Lan

1,643

48.84

71.33

7,780

37.43

Hàn Quốc

1,897

71.72

26.31

6,963

107.00

Bỉ

1,895

87.11

*

5,014

*

Achentina

966

13.94

50.81

4,428

34.35

Australia

1,392

104.15

55.84

3,698

57.77

Thụy Điển

1,172

161.99

17.71

3,599

-14.20

Nhật Bản

723

11.65

-20.48

3,091

-7.42

Nam Phi

864

38.51

120.34

2,991

-1.96

Đài Loan

592

55.58

-22.10

1,903

-13.76

Mianma

236

62.55

*

500

*

 

 (* tháng không nhập khẩu hoặc không thống kê)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Gỗ Việt, số 112- tháng 6 năm 2019