TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2018

01/04/2019 05:39
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2018

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2018 tăng khá mạnh, tiếp tục thiết lập kỷ lục mới, đạt 8,909 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2017.

Kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo tăng trưởng 3,7%, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đặt biệt trong mối quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc; bất ổn chính trị của các nền kinh tế lớn trong khu EU như Anh và Pháp – những thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam năm 2019 có thể tăng trưởng thấp hơn năm 2018, với mức tăng trưởng được dự báo trong khoảng 12-15%.

I. XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2018 tăng khá mạnh, tiếp tục thiết lập kỷ lục mới, đạt 8,909 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2017.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,303 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2017; chiếm 70,75% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành, giảm so với tỷ lệ đạt 74,52% của năm 2017.

Dự báo:

Kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo tăng trưởng 3,7%, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đặt biệt trong mối quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc; bất ổn chính trị của các nền kinh tế lớn trong khu EU như Anh và Pháp – những thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam năm 2019 có thể tăng trưởng thấp hơn năm 2018, với mức tăng trưởng được dự báo trong khoảng 12-15%.

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018

(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 2:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009-2018

ĐVT: tỷ USD

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI cũng tăng khá mạnh, đạt 3,932 tỷ USD, tăng 8,86% so với năm 2017.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,572 tỷ USD, tăng 8,97% so với năm 2017; chiếm 90,84% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI; chiếm 62% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước; Hai tỷ lệ trên của cùng kỳ năm 2017 lần lượt chiếm 90,75% và 57,44%.

Thị trường xuất khẩu

Năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 3,897 tỷ USD, tăng 19,29% so với năm 2017; chiếm tới 44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

Thị trường Nhật Bản vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu G&SPG lớn thứ 2 của Việt Nam, đạt 1,072 tỷ USD, tăng 12,17% so với năm 2017; chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong năm 2018.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu G&SPG năm 2018 sang thị trường Hàn Quốc, Pháp và Malaysia tăng rất mạnh, với mức tăng lần lượt 40,87%, 22,26% và tăng 86,18% so với năm 2017.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Trung Quốc và Anh chỉ đạt xấp xỉ năm 2017; giảm nhẹ tại thị trường Đức và giảm tới 22,8% tại thị trường Ấn Độ.

Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong năm 2018

(ĐVT:1.000 USD)

TT

NĂM 2018

NĂM 2017

Tăng/giảm

(%)

Hoa Kì

3.897.259

3.267.168

19,29

Nhật Bản

1.147.206

1.022.702

12,17

Trung Quốc

1.072.353

1.070.354

0,19

Hàn quốc

937.122

665.239

40,87

Anh

289.244

290.551

-0,45

Australia

193.124

169.291

14,08

Canada

166.203

158.910

4,59

Pháp

130.074

106.392

22,26

Đức

107.679

113.812

-5,39

Malaysia

102.170

54.878

86,18

Hà Lan

77.768

78.534

-0,97

Đài Loan

64.223

60.663

5,87

Ấn Độ

46.489

60.222

-22,80

Thailand

37.921

25.386

49,38

Bỉ

34.472

27.230

26,60

Tây Ban Nha

29.858

28.045

6,46

Thụy Điển

27.700

28.486

-2,76

Arập Xê út

26.864

23.176

15,91

Đan Mạch

26.687

22.747

17,32

Italia

26.615

29.324

-9,24

Newzealand

26.533

26.888

-1,32

UAE

26.333

28.702

-8,25

Singapore

24.305

19.467

24,85

Ba Lan

18.582

16.573

12,12

Mexico

14.699

9.136

60,89

Nam Phi

11.565

9.594

20,55

Thổ Nhĩ Kỳ

10.829

15.900

-31,89

Campuchia

10.749

8.272

29,94

Hồng Kông

7.711

17.189

-55,14

Co oet

5.996

9.521

-37,02

Nga

5.128

3.834

33,74

Na Uy

4.424

5.426

-18,47

Hy Lap

2.886

3.713

-22,27

Bồ Đào Nha

2.397

3.001

-20,13

Phần Lan

2.051

1.233

66,32

Thụy Sĩ

1.992

887

124,47

Séc

1.970

905

117,61

Áo

1.273

921

38,28

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

II. NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam tiếp tục tăng đà tăng trưởng, đạt trên 2,315 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm 2017.

Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu 6,593 tỷ USD trong hoạt động xuất – nhập khẩu G&SPG trong năm 2018; tăng mạnh so với mức 5,483 tỷ USD đạt được trong năm 2017.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 5: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong giai đoạn năm 2009-2018

(ĐVT: tỷ USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 666 triệu USD, tăng 7,08% so với năm 2017; chiếm 28,75% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước, xấp xỉ tỷ lệ của năm 2017.

Như vậy, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 3,266 tỷ USD trong hoạt động xuất khẩu G&SPG trong năm 2018, tăng so với mức 2,99 tỷ USD của năm 2017.

Thị trường nhập khẩu

Năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt trên 444 triệu USD, tăng tới 22,59% so với năm 2017, chiếm 19% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG cả nước.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Hoa Kỳ, Chile và Brazil cũng tăng rất mạnh, lân lượt tăng 25,36%, 21,45% và tăng 41,85% so với năm 2017.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Campuchia giảm mạnh trở lại, chỉ đạt 103 triệu USD, giảm tới 51,68% so với năm 2017; Và giảm nhẹ từ thị trường Thailand và Malaysia.

 

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong năm 2018

(ĐVT:1.000 USD)

TT

NĂM 2018

NĂM 2017

Tăng/giảm

(%)

Trung Quốc

444.869

362.906

22,59

Hoa Kỳ

317.065

252.922

25,36

Campuchia

103.214

213.597

-51,68

Thailand

92.387

102.569

-9,93

Malaysia

90.928

93.995

-3,26

Chile

81.212

66.869

21,45

Brazil

69.057

48.684

41,85

Đức

67.176

65.100

3,19

Newzealand

64.003

60.771

5,32

Pháp

52.070

48.580

7,19

Lào

33.341

42.040

-20,69

Canada

27.076

21.889

23,70

Indonesia

19.584

17.984

8,90

Phần Lan

15.503

11.357

36,51

Italia

14.277

12.325

15,84

Nga

10.691

13.836

-22,73

Nhật Bản

9.173

8.714

5,27

Thụy Điển

9.013

12.043

-25,16

Nam Phi

8.413

6.248

34,65

Achentina

7.878

5.313

48,28

Hàn Quốc

7.570

9.703

-21,99

Đài Loan

5.644

4.469

26,29

Australia

4.810

6.137

-21,61

Mianma

1.465

211

594,69

 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Gỗ Việt số 108- tháng 1+2 năm 2019