TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG NĂM 2018

16/08/2018 17:15

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (g&SPg) của Việt Nam trong tháng 6/2018 đạt 750 triệu uSD, tăng 3% so với tháng 05/2018 và tăng 18,44% so với cùng kỳ năm ngoái

  1. XUẤT KHẨU - Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (g&SPg) của Việt Nam trong tháng 6/2018 đạt 750 triệu uSD, tăng 3% so với tháng 05/2018 và tăng 18,44% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trên 513 triệu uSD, tăng 2,5% so với tháng trước đó và tăng 8,69% so với tháng 6/2017. - Trong 2 quý năm 2018, kim ngạch xuất khẩu g&SPg của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục so với cùng những năm trước đó, đạt 4,124 tỷ uSD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ 5 về kim ngạch trong số những mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,864 tỷ uSD, tăng 12,4% so với tháng 6/2017, chiếm 69,45% tổng kim ngạch xuất khẩu g&SPg của cả nước. - Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong 15 ngày đầu tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu g&SPg của Việt Nam đạt 321 triệu uSD, giảm 13,6% so với cùng kỳ tháng 6/2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 218 triệu uSD, giảm 13,79% so với 15 ngày đầu tháng 6/2018.

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

                                                                                                                                                       (ĐVT: triệu USD)

 

  •                                                                                                                                                                     (Nguồn Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), - Trong tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu g&SPg của các doanh nghiệp FDI đạt trên 332 triệu uSD, tăng 2% so với tháng trước đó và tăng 9,66% so với tháng 6/2017. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 299 triệu uSD, tăng 0,3% so với tháng 5/2018 và tăng 19,17% so với cùng kỳ năm ngoái. - Trong 2 quý năm 2018, kim ngạch xuất khẩu g&SPg của các doanh nghiệp FDI đạt 1,784 tỷ uSD, tăng 4,82% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 43,25% tổng kim ngạch xuất khẩu g&SPg của toàn ngành, tỷ lệ này của cùng kỳ năm ngoái là 46,54%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đạt 1,611 tỷ uSD, tăng 4,73% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu g&SPg toàn khối FDI và chiếm 56,23% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.Tỷ lệ này của 6 tháng năm 2018 lần lượt là 90,37% và 57,44%.

Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 6 tháng năm 2018

(ĐVT:1.000 USD)

TT

T6/2018

So T5/2018

(%)

So T6/2017

(%)

6T/2018

So 6T/2017

(%)

Hoa Kì

333.481

7,37

17,11

1.695.964

12,48

Trung Quốc

94.507

0,71

-5,54

555.639

0,02

Nhật Bản

88.904

0,46

15,34

528.066

4,99

Hàn quốc

85.569

0,24

70,53

459.763

52,71

Anh

22.654

6,36

7,67

142.618

-1,24

Australia

17.615

12,70

30,51

84.379

14,76

Canada

13.777

-11,11

-4,53

77.402

3,48

Pháp

9.337

-10,84

25,04

63.606

24,63

Đức

5.892

17,03

10,12

53.045

-10,18

Malaysia

11.690

1,08

146,88

52.297

109,36

Hà Lan

4.847

4,75

-0,14

40.396

-0,63

Đài Loan

5.735

-2,37

23,09

32.519

13,20

Ấn Độ

3.990

-19,61

-6,29

27.442

-0,47

Bỉ

3.330

21,49

45,73

18.772

21,97

Thailand

3.594

16,43

82,82

17.061

68,92

Tây Ban Nha

1.976

-20,50

10,43

16.682

3,27

Italia

1.308

-30,42

0,32

15.382

-0,73

Arập Xê út

2.708

14,63

25,33

13.755

35,93

Thụy Điển

791

-28,49

-35,35

12.940

-18,33

UAE

1.948

-10,23

-21,82

12.373

1,60

Đan Mạch

1.820

-13,49

12,37

12.276

9,42

Singapore

1.802

-3,61

6,88

10.984

19,42

Newzealand

1.907

-4,18

-14,13

10.484

1,73

Ba Lan

1.299

50,46

241,20

8.927

24,31

Thổ Nhĩ Kỳ

1.112

-22,90

-32,12

8.508

34,17

Campuchia

1.451

28,05

169,59

6.405

76,91

Mexico

1.273

-31,39

166,10

6.322

58,52

Nam Phi

1.299

82,67

123,36

4.505

5,19

Hồng Kông

1.520

278,82

52,77

4.356

-44,68

Co oet

938

62,93

34,05

3.221

-26,24

Nga

330

-25,93

79,86

2.652

30,00

Hy Lap

141

1,86

356,74

2.217

-21,10

Na Uy

140

-62,18

-74,59

1.989

-23,66

Bồ Đào Nha

333

486,90

98,98

1.564

12,66

Thụy Sĩ

31

-71,83

11,73

1.346

147,01

Phần Lan

120

-28,50

-18,01

1.098

42,35

 

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU: - Tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu g&SPg sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc xấp xỉ tháng trước đó. Trong khi đó, tăng khá tại thị trường Hoa Kỳ, Anh và Australia, với mức tăng lần lượt là 7,37%; 6,36% và tăng 12,7%. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang 02 chủ lực là Anh và Pháp lại giảm khá mạnh, lần lượt giảm 11,11% và giảm 10,84% so với tháng trước đó. - Trong 2 quý đầu năm 2018, Hoa Kỳ liên tục là thị trường xuất khẩu g&SPg chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch lên đến 1,696 tỷ uSD, tăng 12,28% so với cùng kỳ năm ngoái, chiêm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu g&SPg của cả nước. Đáng chú ý, trong hoạt động g&SPg sang Hàn Quốc tăng rất cao trong 6 tháng qua, đạt gần 460 tỷ uSD, tăng 52,71% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Bên cạnh đó mặt dù chỉ đứng thứ 10 nhưng hoạt động xuất khẩu g&SPg sang thị trường Malaysia tăng tới trên 109% so với cùng kỳ năm 2017.

Biểu đồ 2:Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 6/2018

 

 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

II. NHẬP KHẨU

KIM NGẠCH NHẬP KHẨU: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu g&SPg về Việt Nam trong tháng 6/2018 đạt 191 triệu uSD, xấp xỉ tháng trước đó và tăng 2% so với tháng 6/2017. Trong 2 quý đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu g&SPg về Việt Nam đạt 1,069 tỷ uSD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu 3,054 tỷ uSD trong hoạt động xuất nhập khẩu g&SPg trong 6 tháng đầu năm 2018, mức cao kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước. - Doanh nghiệp FDI - Tháng 6/2018, kim ngạch nhập khẩu g&SPg của các doanh nghiệp FDI đạt gần 58 triệu uSD, tăng 5,9% so với tháng trước đó và tăng 4,8% so với tháng 6/2017. - Trong 2 quý đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu g&SPg của các doanh nghiệp FDI đạt gần 301 triệu uSD, xấp xỉ cùng kỳ năm 2017, chiếm 28,13% tổng kim ngạch nhập khẩu g&SPg của toàn nghành.

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU: - Trong tháng 6/2018, trong khi nhập khẩu g&SPg từ thị trường Hoa Kỳ tăng rất mạnh, tăng 35,46% thì tại thị trường Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan lại giảm mạnh, lần lượt giảm 10,6%, 27,91% và giảm 29,29% so với tháng trước đó. - Trong 2 quý đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường cung ứng g&SPg lớn nhất cho Việt Nam, đạt trên 186 triệu uSD, tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 17% tổng kim ngạch nhập khẩu g&SPg của cả nước. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu g&SPg từ thị trường Hoa Kỳ, Chile, Brazil cũng tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt tăng tới 15,55%; 26,12% và tăng 39,18%. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu g&SPg từ thị trường Campuchia giảm rất mạnh trong 6 tháng qua, chỉ đạt 141 triệu uSD, giảm tới 51,33% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, 2 thị trường cung ứng g&SPg  chủ lực khác là Thái Lan và Malaysia giảm nhẹ, lần lượt lượt giảm 8,94% và giảm 7,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 3:Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 6 tháng năm 2018

 

 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Gỗ Việt - 102