TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG NĂM 2018

12/07/2018 10:15
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG NĂM 2018

5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng so với cùng kỳ những năm trước, đạt 3,374 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,351 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng năm 2017, chiếm 69,67% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

I. XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 5/2018 đạt 728 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước đó, và tăng 17,8% so với tháng 5/2017.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 501 triệu USD, tăng  5,7% so với tháng 4/2018 và tăng 11,21% so với cùng kỳ năm ngoái.

5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng so với cùng kỳ những năm trước, đạt 3,374 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,351 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng năm 2017, chiếm 69,67% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Trong tháng 5/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 326 triệu USD, tăng 10,4% so với tháng 4/2018. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 291 triệu USD, tăng 9,6% so với tháng trước.

 5 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,451 tỷ USD, tăng 3,67% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,311 tỷ USD, tăng 4,14% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 55,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

- Thị trường xuất khẩu

Tháng 5/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, Australia, Canada tăng khá mạnh, lần lượt tăng 8,49%; 18,11% và tăng 35,62% so với tháng trước đó. Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Anh giảm tới 18,4% so với tháng 4/2018.

5 tháng năm 2018, Hàn Quốc là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong hoạt động xuất khẩu G&SPG của Việt Nam, đạt 374 triệu USD, tăng tới 49,15% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành. Bên cạnh đó, mặc dù là thị trường lớn thứ 10 nhưng kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Malaysia lại tăng tới trên 100% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 5/2018

 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3:Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 5 tháng năm 2018

Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 5 tháng năm 2018

(ĐVT:1.000 USD)

TT

T5/2018

So T4/2018

(%)

So T5/2017

(%)

5T/2018

So 5T/2017

(%)

Hoa Kì

310.600

8,49

17,86

1.362.483

11,40

Trung Quốc

93.839

-3,93

1,72

461.133

1,24

Nhật Bản

88.497

2,24

6,32

439.163

3,11

Hàn quốc

85.361

5,33

64,60

374.194

49,15

Anh

21.298

-18,40

-8,22

119.964

-2,76

Australia

15.630

18,11

29,43

66.764

11,22

Canada

15.498

36,52

13,47

63.625

5,40

Pháp

10.472

1,44

29,74

54.268

24,56

Đức

5.035

-37,03

-29,61

47.153

-12,21

Malaysia

11.566

23,10

155,18

40.606

100,58

Hà Lan

4.627

-19,96

-2,34

35.549

-0,70

Đài Loan

5.875

-23,63

18,78

26.784

11,29

Ấn Độ

4.964

0,20

-17,93

23.452

0,60

Bỉ

2.741

-25,36

31,14

15.442

17,82

Tây Ban Nha

2.486

-0,87

1,39

14.706

2,38

Italia

1.880

-32,60

40,75

14.074

-0,83

Thailand

3.087

1,81

96,08

13.467

65,56

Thụy Điển

1.106

-38,03

-21,44

12.150

-16,90

Arập Xê út

2.362

-1,02

22,63

11.047

38,81

Đan Mạch

2.104

20,16

23,09

10.455

8,92

UAE

2.170

-25,07

-22,16

10.425

7,63

Singapore

1.870

-11,40

7,44

9.182

22,23

Newzealand

1.990

21,42

18,13

8.578

6,08

Ba Lan

864

-13,39

107,26

7.628

12,16

Thổ Nhĩ Kỳ

1.442

56,63

-8,72

7.396

57,25

Mexico

1.856

110,80

125,80

5.049

43,85

Campuchia

1.133

-14,47

153,77

4.954

60,72

Nam Phi

711

1,10

1,58

3.206

-13,38

Hồng Kông

401

-58,23

-72,76

2.836

-58,77

Nga

446

-8,36

342,10

2.322

25,07

Co oet

576

19,49

-21,12

2.283

-37,74

Hy Lap

138

-73,09

-17,88

2.076

-25,29

Na Uy

370

103,69

-25,11

1.849

-10,00

Thụy Sĩ

109

-45,07

57,18

1.315

154,20

Bồ Đào Nha

57

-82,41

-68,62

1.231

0,84

Phần Lan

168

-14,03

194,59

978

56,51

Séc

40

-68,59

189,28

911

120,61

 

 

 

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

 

II. NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 5/2018 đạt gần 193 triệu USD, tăng 15,1% so với tháng 4/2018, xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái.

5 tháng năm 2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt trên 879 triệu USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 5/2018, Việt Nam đã xuất siêu 2,477 tỷ USD trong hoạt động xuất – nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

 

 

 

Tháng 5/2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 55 triệu USD, tăng 17,11% so với tháng trước đó.

5 tháng năm 2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt trên 243 triệu USD, giảm nhẹ 1,16% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 27,68% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước.

- Thị trường nhập khẩu

Tháng 5/2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Trung Quốc và Thái Lan tăng rất mạnh so với tháng 4/2018, lần lượt tăng tới 36,3% và  25,3%. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Campuchia giảm tới 37,84% so với tháng trước đó.

5 tháng năm 2018, Trung Quốc tiếp duy trì là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ, Campuchia và Thái Lan.

Bên cạnh đó, ba thị trường cung ứng G&SPG chủ lực khác như Chile, Đức, Brazil duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định.

Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 5/2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 5 tháng năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

 

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 5 tháng năm 2018

(ĐVT: 1.000 USD)

TT

T5/2018

So T4/2018

(%)

So T5/2017

(%)

5T/2018

So 5T/2017

(%)

Trung Quốc

40.740

36,30

5,57

149.915

5,34

Hoa Kỳ

22.335

6,89

-7,30

111.601

11,60

Campuchia

8.614

-37,84

-42,96

65.436

-49,00

Thailand

9.321

25,30

-11,13

40.256

-0,80

Malaysia

7.703

9,99

11,17

35.078

-12,75

Chile

6.746

6,38

64,25

33.520

27,56

Đức

5.804

13,26

-13,08

27.337

14,76

Brazil

5.714

-6,69

53,32

23.927

34,91

Newzealand

5.143

33,38

-4,10

21.907

-3,61

Pháp

4.381

17,38

-10,71

21.454

12,41

Lào

1.788

-40,53

-34,93

11.091

32,32

Canada

2.133

15,23

150,45

11.060

51,04

Indonesia

1.685

28,61

8,84

7.614

-3,96

Italia

2.165

207,32

66,82

5.819

1,29

Phần Lan

959

-38,77

-19,08

5.661

25,22

Thụy Điển

996

54,39

-28,33

4.194

-32,67

Nga

853

67,10

-36,97

3.521

-22,72

Hàn Quốc

1.502

258,39

77,20

3.364

-27,01

Nhật Bản

909

24,64

39,82

3.338

1,68

Achentina

641

90,13

24,23

3.296

53,96

Nam Phi

392

-27,85

-31,61

3.051

71,02

Australia

893

144,73

48,77

2.344

42,09

Đài Loan

759

112,05

72,71

2.207

32,02

 

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Gỗ Việt số 101