TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 11 THÁNG NĂM 2018

01/04/2019 05:25
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 11 THÁNG NĂM 2018

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 11/2018 tiếp tục đạt mức rất cao khi đạt mức kỷ lục, đạt trên 836 triệu USD, giảm 1% so với tháng 10/2018.

I. XUẤT KHẨU

1. Tổng kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 11/2018 tiếp tục đạt mức rất cao khi đạt mức kỷ lục, đạt trên 836 triệu USD, giảm 1% so với tháng 10/2018.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt gần 606 triệu USD, tăng 1,2 % so với tháng 10/2018. Lũy kế, 11 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 8,054 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,656 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 70,2% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG.

Trong 15 ngày đầu tháng 12/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 384 triệu USD, giảm 8,13% so với cùng kỳ tháng 11/2018.

 Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: triệu USD)

  (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

 Trong tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 373 triệu USD, giảm 2,44% so với tháng trước đó.Lũy kế 11 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG doanh nghiệp FDI đạt 3,548 tỷ USD, tăng 9,54% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

3. Thị trường xuất khẩu

Tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Trung Quốc giảm khá mạnh, đạt trên 84 triệu USD, giảm 17,37% so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Australia giảm nhẹ so với tháng 10/2018.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Canada, Pháp, Đức và Hà Lan tiếp tục tăng khá mạnh, đều tăng trên 20% so so với tháng trước đó. 11 tháng năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, bỏ xa thị trường lớn thứ 2 là Nhật Bản – chiếm 13%. Bên cạnh đó, đây cũng là thị trường đạt mức tăng trưởng cao, lần lượt tăng tới 18,39% và tăng 12,05% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, tính đến hết tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường chủ lực đều đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng, đóng góp mạnh mẽ vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành.

Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 11/2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 11 tháng năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 11 tháng năm 2018

(ĐVT:1.000 USD)

TT

T11/2018

So T10/2018

(%)

So T11/2017
(%)

11T/2018

So 11T/2017

(%)

Hoa Kì

381.743

-1,77

26,52

3.500.842

18,39

Nhật Bản

110.055

5,51

39,72

1.041.320

12,05

Trung Quốc

84.896

-17,37

-10,69

1.000.208

3,70

Hàn quốc

78.456

-9,33

19,83

864.194

44,91

Anh

25.760

1,79

-3,63

260.561

-0,78

Australia

18.643

-3,54

22,87

174.977

13,88

Canada

18.245

23,26

14,04

148.816

3,65

Pháp

14.127

39,41

10,25

114.572

23,45

Malaysia

7.646

-6,37

29,72

94.763

95,68

Đức

12.433

26,00

-7,32

93.413

-5,06

Hà Lan

8.223

24,07

4,04

67.989

0,75

Đài Loan

5.280

-25,55

-6,19

58.532

7,18

Ấn Độ

2.532

-15,59

-46,04

43.851

-19,69

Thailand

3.780

1,06

40,88

33.178

48,95

Bỉ

2.624

44,43

45,84

30.534

26,90

Tây Ban Nha

2.765

41,49

37,54

26.797

16,40

Arập Xê út

1.835

-26,10

-11,76

24.474

14,47

Thụy Điển

3.415

35,38

44,81

24.111

-3,50

Newzealand

1.991

-20,00

-7,02

23.842

-3,15

Đan Mạch

2.757

-5,57

51,78

23.331

15,76

Italia

2.166

1,37

-34,46

23.255

-4,20

Singapore

3.658

112,70

114,64

22.023

27,17

UAE

1.896

-17,63

-30,83

21.987

-15,46

Ba Lan

2.258

22,86

6,00

16.343

19,65

Mexico

1.848

-14,11

48,85

13.587

59,37

Nam Phi

745

-41,25

48,90

10.146

21,17

Campuchia

474

-19,56

-22,66

9.983

44,37

Thổ Nhĩ Kỳ

367

205,86

-77,70

9.784

-28,03

Hồng Kông

545

-16,65

-51,14

7.261

-56,30

Co oet

413

27,77

-23,80

5.584

-35,81

Nga

635

30,06

30,57

4.452

44,56

Na Uy

479

-14,49

-5,75

3.998

-16,64

Hy Lap

180

25.979,48

163,63

2.490

-19,83

Bồ Đào Nha

155

 

-44,79

2.192

11,58

Phần Lan

421

963,20

84,64

1.877

71,30

Séc

476

1.251,77

273,32

1.713

139,57

Thụy Sĩ

161

1.665,91

185,00

1.606

109,47

Áo

111

-3,78

177,05

1.099

29,67

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

II. NHẬP KHẨU

1. Tổng kim ngạch nhập khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 11/2018 tiếp tục tăng nhẹ, đạt 223 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước đó.

Lũy kế đến hết tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 2,093 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Như vậy, trong 11 tháng năm 2018, Việt Nam đã xuất siêu 5,971 tỷ USD trong hoạt động xuất – nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

2. Doanh nghiệp FDI

Tháng 11/2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 66 triệu USD, tăng 6,44% so với tháng trước đó. 11 tháng năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 596 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

3. Thị trường nhập khẩu

 Tháng 11/2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Campuchia và Thái Lan tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 63,71% và tăng 76,72% so với tháng trước đó. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Hoa Kỳ và Brazil lại giảm lần lượt 8,54% và giảm 19,86% so với tháng trước đó.

 11 tháng năm 2018, Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, lần lượt chiếm 19% và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Đây cũng là 2 thị trường duy trì đà tăng trưởng rất cao, lần lượt tăng 20,9% và tăng 24,93% so với cùng kỳ năm ngoái.

 Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường Đông Nam Á là Campuchia và Thái Lan giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2017, lần lượt giảm 51,69% và giảm 12,26%.

Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 11/2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 11 tháng năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG của Việt Nam trong 11 tháng năm 2018

(ĐVT: 1.000 USD)

TT

T11/2018

So T10/2018

(%)

So T11/2017
(%)

11T/2018

So 11T/2017

(%)

Trung Quốc

46.491

3,26

32,20

395.226

20,90

Hoa Kỳ

28.159

-8,54

39,17

288.761

24,93

Campuchia

7.461

63,71

-23,81

95.963

-51,69

Thailand

10.202

76,72

28,26

82.002

-12,26

Malaysia

8.991

31,08

17,37

81.155

-3,68

Chile

6.917

0,68

23,64

72.637

19,73

Brazil

6.826

-19,86

46,32

62.552

51,57

Đức

4.617

-6,68

-16,87

62.316

5,56

Newzealand

6.124

-8,74

20,58

56.163

2,67

Pháp

4.507

92,75

27,14

46.687

7,53

Lào

2.536

-12,07

-71,42

24.556

-33,55

Canada

1.704

-29,20

-25,92

24.456

22,10

Indonesia

2.244

32,94

40,41

17.925

11,11

Phần Lan

1.595

36,35

63,40

13.599

35,43

Italia

1.414

60,75

71,15

12.528

16,95

Nga

1.286

49,96

-25,47

9.367

-25,80

Thụy Điển

732

14,00

-17,00

8.369

-24,53

Nhật Bản

807

-7,07

6,50

8.267

2,60

Nam Phi

1.454

39,22

122,54

7.722

42,78

Hàn Quốc

1.133

228,20

8,71

7.078

-23,05

Achentina

897

3,87

103,72

6.766

44,54

Đài Loan

464

16,31

1,68

5.236

28,19

Australia

380

-25,79

-45,44

4.610

-17,26

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Gỗ Việt số  106_tháng 11 năm 2018