TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 9 THÁNG NĂM 2018

31/10/2018 04:22
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 9 THÁNG NĂM 2018

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 9/2018 giảm trở lại, đạt 715 triệu USD, giảm 10% so với tháng 8/2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 508 triệu USD, giảm 7,8% với tháng trước đó. Trong 9 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 6,37 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu G&SPG đang tăng trưởng rất ổn định, đạt mức cao kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước đó.

XUẤT KHẨU

1.Tổng kim ngạch xuất khẩu

 Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 9/2018 giảm trở lại, đạt 715 triệu USD, giảm 10% so với tháng 8/2018.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 508 triệu USD, giảm 7,8% với tháng trước đó.

Trong 9 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 6,37 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu G&SPG đang tăng trưởng rất ổn định, đạt mức cao kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước đó.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,44 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm 69,76% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

 Trong 15 ngày đầu tháng 10/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG đạt 323 triệu USD, giảm 7,2% so với 15 ngày đầu tháng 9/2018.

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

 Trong tháng 9/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 321 triệu USD, giảm 10,26% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 296 triệu USD, giảm 8% so với tháng 8/2018.

 9 tháng 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của doanh nghiệp FDI đạt 2,79 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 43,8% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

Trong đó, kim xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,53 tỷ USD, tăng 6,23% so với cùng kỳ năm ngoái.

3. Thị trường xuất khẩu

9 tháng năm 2018, Hoa Kỳ liên tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam. Lũy kế đạt 2,73 tỷ USD, tăng 15,75% so với cùng kỳ năm ngoái; mức tăng cao hơn so với mức tăng trung bình của toàn ngành đạt 14,4%.

Cũng trong 9 tháng năm 2018, hầu hết các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý: thị trường Hàn Quốc, Pháp và Malaysia tăng rất mạnh, lần lượt tăng 49,12%; 24,67% và tăng 109,81%.

Biểu đồ 2:Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 9/2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3:Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018

(ĐVT:1.000 USD)

TT

T9/2018

So T8/2018

(%)

So T9/2017

(%)

9T/2018

So 9T/2017

(%)

Hoa Kì

336.434

-8,07

19,17

2.730.459

15,75

Nhật Bản

96.896

-11,83

3,13

826.952

8,10

Trung Quốc

80.466

-20,76

4,53

812.575

3,79

Hàn quốc

66.894

-21,22

21,64

699.207

49,12

Anh

20.892

-13,34

-5,24

209.495

-0,57

Australia

15.653

-22,88

-3,32

137.006

13,38

Canada

12.129

-11,25

-6,98

115.770

0,83

Pháp

9.040

2,29

28,44

90.313

24,67

Malaysia

7.264

-28,02

69,41

78.952

109,81

Đức

7.053

30,20

6,85

71.112

-8,65

Hà Lan

4.732

22,91

1,10

53.138

-2,10

Đài Loan

4.294

-8,46

-10,56

46.161

4,01

Ấn Độ

3.198

-0,17

-41,03

38.319

-13,29

Bỉ

2.539

-1,73

82,89

26.094

28,91

Thailand

2.280

-16,82

-3,58

25.658

52,02

Tây Ban Nha

1.837

-4,79

43,51

22.078

11,33

Arập Xê út

2.028

-8,59

-24,29

20.155

18,66

Newzealand

2.812

3,71

11,95

19.362

-0,60

Italia

1.636

37,94

-2,48

18.953

-0,65

Thụy Điển

2.367

65,37

19,05

18.173

-10,62

UAE

1.911

2,02

-20,50

17.790

-10,15

Đan Mạch

1.687

-11,07

-5,28

17.656

6,48

Singapore

1.564

-25,80

-14,31

16.646

16,93

Ba Lan

1.781

133,26

-0,41

12.246

20,95

Mexico

878

-17,44

41,77

9.587

70,50

Thổ Nhĩ Kỳ

73

-74,69

-92,74

9.297

-13,40

Campuchia

607

-15,25

82,37

8.919

66,51

Nam Phi

915

-32,52

-7,46

8.133

19,07

Hồng Kông

391

-12,99

-83,90

6.063

-56,89

Co oet

512

-20,73

-50,83

4.848

-35,18

Nga

200

-26,99

27,28

3.330

37,84

Na Uy

475

76,94

44,51

2.959

-20,04

Hy Lap

33

-20,21

-44,98

2.309

-23,67

Bồ Đào Nha

83

-51,62

-6,35

2.037

26,47

Thụy Sĩ

32

161,03

-55,18

1.435

107,29

Phần Lan

52

-64,77

170,48

1.416

73,20

Séc

1

-97,40

-94,69

1.202

128,81

Áo

254

204,04

288,35

873

13,04

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

 

NHẬP KHẨU

1. Tổng kim ngạch nhập khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 9/2018 đạt 194 triệu USD, giảm 3,5% so với tháng trước đó.

Lũy kế 9 tháng năm 2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam đạt 1,66 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, trong 9 tháng năm 2018, Việt Nam đã xuất siêu trên 4,73 tỷ USD tỏng hoạt động XNK G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

2. Doanh nghiệp FDI

Tháng 9/2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 53,8 triệu USD, giảm 4,6% so với tháng trước đó.

 9 tháng năm 2018, đạt 468 triệu USD, giảm 5,27% so với cùng kỳ năm 2017.

3. Thị trường nhập khẩu

 9 tháng năm năm 2018, Trung Quốc và Hoa Kỳ là 2 thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, lần lượt chiếm 18% và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước và duy trì mức tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thi trường Campuchia và Thái Lan lại giảm rất mạnh, lần lượt giảm tới 53,28% và giảm 15,85% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 9/2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2018

(ĐVT: 1.000 USD)

TT

T9/2018

So T8/2018

(%)

So T9/2017

(%)

9T/2018

So 9T/2017

(%)

Trung Quốc

38.090

-8,14

53,51

303.712

14,95

Hoa Kỳ

28.985

-2,32

32,14

229.813

20,14

Campuchia

3.855

-4,24

-56,91

83.945

-53,28

Thailand

6.340

-3,89

-21,71

66.027

-15,85

Malaysia

6.246

-14,86

-10,45

65.305

-3,95

Chile

6.086

-1,86

-3,34

58.851

17,62

Đức

6.169

-12,67

5,48

52.751

12,40

Brazil

6.756

18,13

71,51

47.209

43,04

Newzealand

6.025

11,06

20,76

43.329

-1,74

Pháp

4.090

-27,81

45,26

39.842

6,01

Canada

1.874

-37,34

55,34

20.346

34,04

Lào

1.554

81,66

-65,51

19.135

-14,74

Indonesia

1.861

67,57

27,73

13.994

6,50

Phần Lan

1.524

12,95

74,03

10.833

32,73

Italia

816

-33,57

-35,98

10.234

6,55

Nga

1.006

29,01

-25,29

7.223

-29,86

Thụy Điển

763

-7,21

-29,73

6.994

-27,26

Nhật Bản

744

-21,13

4,83

6.591

0,61

Hàn Quốc

515

-7,78

-24,36

5.600

-26,15

Nam Phi

434

-26,92

-21,04

5.223

30,11

Achentina

469

-12,29

141,03

5.005

28,88

Đài Loan

385

-16,40

33,61

4.372

33,35

Australia

288

-35,67

-40,61

3.718

-10,53

 

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Gỗ Việt số 105, tháng 10 năm 2018