TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

02/04/2019 09:28
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 02/2019 đạt 401 triệu USD, giảm 8,28% so với tháng 01/2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt gần 262 triệu USD, giảm 9,89% so với cùng kỳ năm ngoái.

I. XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 02/2019 đạt 401 triệu USD, giảm 8,28% so với tháng 01/2019.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt gần 262 triệu USD, giảm 9,89% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên lũy kế trong 2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 1,387 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 997 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tăng so với mức 70% của cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo:

Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam năm 2019 tiếp tục duy trì với mức tăng trưởng cao, được dự báo trong khoảng 12-15%.

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019

(ĐVT: triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 2:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009-2018

ĐVT: tỷ USD

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 598 triệu USD, tăng 16,38% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 43,14% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trên 553 triệu USD, tăng 19,19% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tới 92,47% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI và chiếm 55,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Thị trường xuất khẩu

Trong 2 tháng đầu năm 2019, Hoa Kỳ quen thuộc là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 636 triệu USD, và đạt mức tăng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của nước ta, tăng 34,12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, Nhật Bản, Đức, Malaysia và Đài Loan cũng ghi nhận mức tăng, lần lượt đạt 7,63%; 11,35%; 10,03% và tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong 2 tháng đầu năm 2019 sang thị trường Trung Quốc và Pháp giảm lần lượt 10,92% và giảm 9,97% so với cùng kỳ năm 2018.

 

Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 2 tháng năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1:  Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 2 tháng năm 2019

(ĐVT:1.000 USD)

TT

2T/2019

2T/2018

Tăng/giảm

(%)

Hoa Kì

636.399

474.489

34,12

Nhật Bản

182.441

169.511

7,63

Trung Quốc

151.559

170.140

-10,92

Hàn quốc

125.058

124.420

0,51

Anh

46.957

45.892

2,32

Canada

24.431

23.803

2,64

Đức

23.995

21.548

11,35

Australia

22.197

23.562

-5,80

Pháp

20.599

22.881

-9,97

Hà Lan

16.386

16.677

-1,75

Malaysia

11.370

10.333

10,03

Đài Loan

9.804

7.799

25,70

Italia

6.417

5.722

12,14

Bỉ

6.040

5.667

6,58

Thụy Điển

5.792

5.719

1,28

Đan Mạch

5.564

3.827

45,36

Tây Ban Nha

5.518

5.948

-7,23

Thailand

5.193

5.112

1,57

UAE

5.145

3.464

48,51

Ấn Độ

4.945

8.150

-39,33

Arập Xê út

4.620

3.968

16,43

Ba Lan

4.440

3.601

23,30

Singapore

4.124

3.205

28,65

Newzealand

2.732

3.246

-15,84

Mexico

2.073

1.361

52,30

Hy Lap

1.693

1.103

53,53

Nam Phi

1.365

1.301

4,96

Nga

1.263

874

44,50

Bồ Đào Nha

1.256

494

154,09

Na Uy

912

835

9,17

Campuchia

832

1.156

-28,05

Hồng Kông

719

958

-24,95

Co oet

665

724

-8,15

Thụy Sĩ

638

704

-9,38

Thổ Nhĩ Kỳ

498

2.907

-82,88

Áo

456

120

279,05

Séc

228

631

-63,87

Phần Lan

217

456

-52,35

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

II. NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 371 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu 1,015 tỷ USD, tăng so với mức 868 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2016-2019

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 5: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong giai đoạn năm 2009-2018

(ĐVT: tỷ USD)

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

2 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 100 triệu USD, tăng 13,65% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước.

Thị trường nhập khẩu

2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập G&SPG từ nhiều thị trường chủ lực tăng rất mạnh: Trung Quốc tăng 12,28%; Thái lan tăng 11,29%; Chile tăng 44,64%... so với cùng kỳ năm  2018.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Lào lại giảm rất mạnh, chỉ đạt gần 14 triệu USD, giảm tới 57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong  2 tháng năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2:  Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 2 tháng năm 2019

(ĐVT:1.000 USD)

TT

2T/2019

2T/2018

Tăng/giảm

(%)

Trung Quốc

63.102

56.201

12,28

Hoa Kỳ

42.516

41.745

1,85

Thailand

15.591

13.922

11,99

Chile

14.807

10.237

44,64

Campuchia

13.669

31.785

-57,00

Malaysia

12.221

12.287

-0,54

Brazil

10.722

7.872

36,21

Pháp

9.892

8.575

15,36

Lào

8.803

4.508

95,28

Đức

8.176

10.587

-22,78

Newzealand

8.095

7.932

2,06

Canada

4.822

4.209

14,57

Indonesia

3.086

2.793

10,49

Phần Lan

3.044

1.931

57,62

Nga

2.500

1.402

78,26

Italia

2.370

2.213

7,11

Achentina

1.858

1.480

25,49

Hàn Quốc

1.625

1.068

52,19

Nam Phi

1.192

1.734

-31,25

Thụy Điển

1.082

1.642

-34,10

Nhật Bản

909

985

-7,70

Australia

840

562

49,53

Đài Loan

418

563

-25,73

Mianma

74

402

-81,55

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Gỗ Việt Số 109- tháng 3 năm 2019