TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 7 THÁNG NĂM 2019
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 7/2019 tăng nhẹ trở lại, đạt 864 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng trước đó. Lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 5,686 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 7/2019 cũng tăng nhẹ trở lại, đạt 223 triệu USD, tăng 2,4% so với tháng trước đó. 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 1,457 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
XUẤT KHẨU
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 7/2019 tăng nhẹ trở lại, đạt 864 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 634 triệu USD, tăng 9,3% so với tháng 6/2019.
Lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 5,686 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,034 tỷ USD, tăng 18,9 % so với cùng kỳ năm 2018; chiếm 70,94% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tăng nhẹ so với mức 69,58% của cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ 2016 - 2019
(ĐVT: triệu USD)
(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 392 triệu USD, tăng 10,18% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 355triệu USD, tăng 8,9% so với tháng 6/2019.
7 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 2,473 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2018; chiếm 43,48% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,246 tỷ USD, tăng 17,78% so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường xuất khẩu
Tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang nhiều thị trường chủ lực tăng trở lại. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng 10,48%; thị trường Trung Quốc tăng 33,37%. Nhưng giảm nhẹ tại một số thị trường như Nhật Bản; Hàn Quốc và Canada. Bên cạnh đó giảm nhẹ tại thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Anh.
7 tháng năm 2019, Hoa kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 2,7 tỷ USD, tăng tới 33,23% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tới 48% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.
Những bất ổn tại Hong Kong cũng khiếm kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường này giảm rất mạnh, đạt 239 tỷ USD, giảm tới 54,19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 7/2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Biểu đồ 3:Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 7 tháng năm 2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 6 tháng năm 2019
(ĐVT:1.000 USD)
(* tháng không xuất khẩu hoặc không thống kê) (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
NHẬP KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 7/2019 cũng tăng nhẹ trở lại, đạt 223 triệu USD, tăng 2,4% so với tháng trước đó.
7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 1,457 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu 4,229 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.
Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2016-2019
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Doanh nghiệp FDI
Tháng 7/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam đạt 65 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với tháng trước đó. 7 tháng đầu năm năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 429 triệu USD, tăng 20,01% so với cùng kỳ năm ngoái,
Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 7/2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 7 tháng năm 2019
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 7 tháng năm 2019
(ĐVT: 1.000 USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)* tháng không nhập khẩu hoặc không thống kê)
Gỗ Việt - Số 114, tháng 8 năm 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 4 THÁNG NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2018
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 11 THÁNG NĂM 2018
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 10 THÁNG NĂM 2018
- Hội thảo Kỹ thuật về Gỗ Cứng Hoa Kỳ
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 9 THÁNG NĂM 2018
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu